Ba phi hành gia Trung Quốc vừa trở về trái đất an toàn vào sáng 29/6 sau khi hoàn thành sứ mệnh khớp nối tự động và bằng tay với trạm vũ trụ quốc tế.
[links()]
Khoang trở về của tàu vũ trụ Thần Châu-9 vừa đáp xuống vùng phía bắc của khu vực tự trị Nội Mông đúng như kế hoạch. Các nhân viên y tế cho biết sức khỏe của các phi hành gia đều tốt.
Thần Châu-9 kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình một cách hoàn hảo sau khi được phóng lên vũ trụ hôm 16/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, thuộc vùng sa mạc Gobi thuộc miền tây bắc Trung Quốc.
Ba phi hành gia Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang thao tác thành công 2 cuộc khớp nối tự động và khớp nối bằng điều khiển tay với module Thiên Cung-1, chứng tỏ Trung Quốc đã đạt được công nghệ khớp nối trên quỹ đạo nhằm thực hiện những chuyến vận chuyển người và hàng hóa vào vũ trụ. Nước này đang thực hiện tham vọng xây trạm vũ trụ riêng vào năm 2020.
Pamela Melory, cựu phi công của NASA, thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ khớp nối. "Đây thực sự là thành tựu ấn tượng, và rất khó thực hiện. Đối với những người đam mê khám phá vũ trụ, chúng tôi chúc mừng thành công của họ", Melory nói.
Từ khi bắt tay thực hiện dự án phóng tàu vũ trụ có người lái vào năm 1992, Trung Quốc đã đầu tư 39 tỷ NDT (127.000 tỷ đồng) cho chương trình.
Mỹ và Liên Xô (cũ) dẫn đầu thế giới về công nghệ đưa người và hàng vào vũ trụ. Mỹ thực hiện khớp nối vào năm 1966. Trung Quốc nay trở thành nước thứ 3 thể hiện khả năng kỹ thuật và kiến thức đủ để thực hiện nhiệm vụ này.
Hành trình chinh phục không gian của Trung Quốc đã đạt được những dấu ấn đáng kể. Năm 2003, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-5 cùng một phi hành gia. Hai năm sau, Thần Châu-6 mang theo hai phi hành gia vào vũ trụ. Năm 2008, ba phi hành gia của nước này lên vũ trụ bằng tàu Thần Châu-7.
Năm 2007 và 2010, Trung Quốc hai lần phóng tàu thăm dò Hằng Nga đến quỹ đạo Mặt trăng nhằm hiện thực hóa việc đáp tàu xuống bề mặt mặt trăng vào năm 2013.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến hạ cánh của Thần Châu-9:
[links()]
Khoang trở về của tàu vũ trụ Thần Châu-9 vừa đáp xuống vùng phía bắc của khu vực tự trị Nội Mông đúng như kế hoạch. Các nhân viên y tế cho biết sức khỏe của các phi hành gia đều tốt.
Thần Châu-9 kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình một cách hoàn hảo sau khi được phóng lên vũ trụ hôm 16/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, thuộc vùng sa mạc Gobi thuộc miền tây bắc Trung Quốc.
Ba phi hành gia Trung Quốc vừa trở về trái đất an toàn vào sáng 29/6 |
Pamela Melory, cựu phi công của NASA, thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ khớp nối. "Đây thực sự là thành tựu ấn tượng, và rất khó thực hiện. Đối với những người đam mê khám phá vũ trụ, chúng tôi chúc mừng thành công của họ", Melory nói.
Từ khi bắt tay thực hiện dự án phóng tàu vũ trụ có người lái vào năm 1992, Trung Quốc đã đầu tư 39 tỷ NDT (127.000 tỷ đồng) cho chương trình.
Mỹ và Liên Xô (cũ) dẫn đầu thế giới về công nghệ đưa người và hàng vào vũ trụ. Mỹ thực hiện khớp nối vào năm 1966. Trung Quốc nay trở thành nước thứ 3 thể hiện khả năng kỹ thuật và kiến thức đủ để thực hiện nhiệm vụ này.
Hành trình chinh phục không gian của Trung Quốc đã đạt được những dấu ấn đáng kể. Năm 2003, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-5 cùng một phi hành gia. Hai năm sau, Thần Châu-6 mang theo hai phi hành gia vào vũ trụ. Năm 2008, ba phi hành gia của nước này lên vũ trụ bằng tàu Thần Châu-7.
Năm 2007 và 2010, Trung Quốc hai lần phóng tàu thăm dò Hằng Nga đến quỹ đạo Mặt trăng nhằm hiện thực hóa việc đáp tàu xuống bề mặt mặt trăng vào năm 2013.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến hạ cánh của Thần Châu-9: