Cần có bao nhiêu tiền để lọt top người giàu nhất Việt Nam

Năm nay, để lọt được vào top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, các cá nhân phải có khối tài sản lớn hơn khá nhiều so với năm 2019.

Ngày 31/12/2020, danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt đã lộ diện. Theo đó, vị trí top 10 năm nay gần như không có thay đổi gì nhiều ngoại trừ thứ hạng của các doanh nhân thay đổi.

Can co bao nhieu tien de lot top nguoi giau nhat Viet Nam

Hình minh họa

Cụ thể, đứng đầu bảng xếp hạng năm nay là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đạt hơn 207 nghìn tỷ đồng. Khối tài sản này bao gồm cổ phần Vingroup sở hữu trực tiếp và lượng sở hữu gián tiếp qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam – công ty do ông Vượng nắm quyền kiểm soát và sở hữu 92,88% cổ phần.

2 thành viên liên quan đến ông Vượng là bà Phạm Thu Hương (vợ) và Phạm Thúy Hằng (em vợ) đứng ở vị trí số 6 và số 9, tài sản đạt 16,3 và 10,9 nghìn tỷ đồng.

Can co bao nhieu tien de lot top nguoi giau nhat Viet Nam-Hinh-2

Đứng ở vị trí thứ 2 năm nay không phải bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Vietjet mà là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát. Bà Phương Thảo lùi về vị trí số 3 với tài sản ước tính đạt 23,2 nghìn tỷ đồng.

Năm 2020 này, khối tài sản của ông Long đã tăng cao kỷ lục, đạt 35,8 nghìn tỷ đồng. Ông Trần Đình Long từng lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2018, nhưng sau đó bị loại khỏi danh sách này trong năm 2019 và 2020.

Tài sản của ông Long tăng mạnh là do cổ phiếu Hòa Phát tăng phi mã trong bối cảnh kết quả kinh doanh của công ty khởi sắc. Doanh thu thuần quý 3/2020 đạt 24.685 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế là 3.785 tỷ đồng, tăng 110%, và là quý có kết quả tốt nhất từ trước tới nay.

Vị trí số 4 và 5 lần lượt là ông Hồ Hùng Anh (Masan) và ông Nguyễn Đăng Quang. Số tài sản của 2 doanh nhân này là 21,8 và 21,3 nghìn tỷ đồng.

Top 10 còn một số cái tên nổi bật như ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va) ở vị trí số 7, tài sản 14,4 nghìn tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt vị trí số 8, tài sản 12,4 nghìn tỷ đồng và ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT CTCP VICOSTONE tài sản đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, vị trí số 10.

Như vậy, để lọt vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt thì tài sản của các cá nhân phải đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Còn nếu muốn lọt vào danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm nay thì tài sản của các cá nhân phải có ít nhất là 293 tỷ đồng.

Mức này cao hơn khá nhiều so với năm 2019. Năm 2019, để lọt top 10, tài sản trên sàn chứng khoán của các cá nhân chỉ cần có là 7,2 nghìn tỷ đồng và 226 tỷ đồng để có thể vào bảng xếp hạng 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Người giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới

Hãng nghiên cứu Wealth-X vừa công bố báo cáo về người giàu thế giới với tài sản từ 1 triệu đến dưới 30 triệu USD. 

Theo báo cáo này, Việt Nam nằm trong tốp 10 nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018-2023 với 10,1%/năm. Tốc độ này chỉ đứng sau Nigeria (16,3%), Ai Cập (12,5%) và Bangladesh (11,4%). Báo cáo này dựa trên các tiêu chí là mức tài sản hiện tại, ước tính về tăng trưởng dân số và cơ hội đầu tư trong tương lai.
Nguoi giau Viet Nam se tang nhanh trong thoi gian toi
 

10 thứ người giàu ít mua, người nghèo lại vay nợ để sở hữu

(Kiến Thức) - Trong khi người có thu nhập khiêm tốn luôn quan tâm thiết bị điện tử mới nhất, quần áo hàng hiệu, bất động sản đắt tiền...thì người giàu lại ít khi quan tâm tới điều đó.

10 thu nguoi giau it mua, nguoi ngheo lai vay no de so huu
 Người nghèo thường mua một thứ được giảm giá dù không thực sự cần. Tuy nhiên, người giàu không hoang phí như vậy. Để tránh chi tiêu không cần thiết, nên lập danh sách mua sắm trước khi đến cửa hàng.

Tin mới