"Cần làm sống dậy dự án tưởng như đã chết Thuận Kiều Plaza"

Trao đổi với báo chí, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, Thuận Kiều Plaza mang tính chất biểu tượng của thành phố Chợ Lớn trong quá khứ.

Thông tin về số phận của Thuận Kiều Plaza được quan tâm trong những ngày gần đây khi một doanh nghiệp tại TP HCM cho biết đang xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp tòa nhà.
Zing.vn đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) về vấn đề nói trên.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, Thuận Kiều Plaza không phải là câu chuyện bất động sản đơn thuần.
 Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, Thuận Kiều Plaza không phải là câu chuyện bất động sản đơn thuần.
- Trong bối cảnh bất động sản đang phục hồi và Thuận Kiều Plaza nằm ở "đất vàng" TP HCM trùm mền gần 2 thập kỷ, ông đánh giá như thế nào về quyết định sửa chữa thay vì đập bỏ hoàn toàn dự án này?
- Theo tôi, tất cả chúng ta không ai có thể thay thế chủ đầu tư để quyết định nên hay không nên làm điều gì với tài sản của họ. Chính chủ đầu tư sẽ là người cân nhắc, đánh giá nhu cầu của thị trường để quyết định phương án khai thác Thuận Kiều Plaza sao cho hiệu quả nhất.
Thay thế Thuận Kiều Plaza bằng một thương hiệu mới là có lợi hay khoác lên một bộ áo mới với những trùng tu sửa chữa là đúng đắn? Chỉ có chủ đầu tư mới là người quyết định câu trả lời.
Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng, họ sẽ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố bởi bản chất, Thuận Kiều Plaza không phải là câu chuyện buôn bán bất động sản đơn thuần.
- Đâu là những yếu tố khiến cho chủ đầu tư phải cân nhắc khi đưa ra quyết định sửa chữa, nâng cấp tòa nhà?
- TP HCM ngày nay là sự thống nhất của ba địa giới hành chính cũ là thành phố Sài Gòn, thành phố Chợ Lớn (quận 5, quận 6, quận 11) và tỉnh Gia Định (quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân).
Thực tế, Thuận Kiều Plaza mang tính chất biểu tượng của thành phố Chợ Lớn trong quá khứ. Công trình này được coi như hình tượng của sự thịnh vượng trong văn hóa cộng đồng người Việt gốc Hoa còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Đây là yếu tố mà chưa ai đề cập đến trong câu chuyện của Thuận Kiều Plaza. Người ta xoay quanh các vấn đề thiết kế, phong thủy, thậm chí mê tín dị đoan, nhưng ý nghĩa văn hóa gắn liền với một thời kỳ quá khứ, lịch sử của TP HCM thì chưa được chú ý đến.
Nhìn về quá khứ, Ngân hàng Việt Hoa là dấu ấn khi Chợ Lớn là trung tâm tài chính của người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên, ngân hàng này đã bị khai tử.
Còn với đơn vị được cho là sẽ tiếp quản Thuận Kiều Plaza là Vạn Thịnh Phát, họ đã có Times Square ở quận 1 rất hiện đại và có tính tượng trưng, nhưng đây là khu vực Sài Gòn cũ. Với Chợ Lớn, họ đã sở hữu những công trình đặc thù như Winsor Plaza, khu An Đông... Nhưng thực sự, chính công trình "trùm mền" 20 năm mới là tượng đài lớn nhất cho một ký ức đẹp của người Hoa tại Việt Nam.
- Và câu chuyện sâu xa đằng sau Thuận Kiều Plaza là thế nào, thưa ông?
- Bản thân chúng ta phải thừa nhận rằng cộng đồng người Hoa ở Việt Nam là lớn, có bản sắc riêng. Miễn là sự phát triển của họ đồng hành với sự phát triển của đất nước, gắn liền với lợi ích dân tộc Việt Nam, thì chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Sẽ không ai can thiệp được vào câu chuyện về số phận của Thuận Kiều Plaza cùng đơn vị mới sẽ tiếp quản. Chỉ có điều, chủ đầu tư mới, dù chọn phương án sửa chữa nâng cấp hay phá dỡ xây dựng mới, đều có một ý nghĩa quan trọng là làm sống dậy một dự án tưởng như đã chết gần 20 năm nay.
Điều đó đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của kinh tế, bộ mặt của TP HCM nói riêng và đất nước nói chung.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Hồ Xuân Dũng - Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư An Đông (tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cho biết, đơn vị này đang xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp Thuận Kiều Plaza. Theo đó, phương án phá bỏ hoàn toàn, thay vào đó một dự án hiện đại đã không được chủ đầu tư lựa chọn.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 29/10, Sở Xây dựng TP HCM cho biết đơn vị này chưa nhận được phương án sửa chữa hay tháo dỡ tòa nhà Thuận Kiều ở quận 5.

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza

Nhiều năm qua, những câu chuyện đồn thổi kinh dị về Thuận Kiều Plaza cứ chồng chất theo thời gian vậy đâu là sự thật của những lời đồn thổi.

Lời đồn kinh dị
Chúng tôi nghe được nhiều đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza (Q5, TPHCM). Kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30. Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza
 Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.
Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến. Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm.
Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.
"Bí ẩn" phong thủy
Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư Công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (Q5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...
Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở Q5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.
Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoáng chốc.
Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) yểm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...
Thực địa khu vực
Chúng tôi đã có dịp đến tòa nhà trên để tìm hiểu thực hư về những lời đồn thổi. Sau khi gởi xe và bước chân vào khu vực tháp A, chúng tôi thấy việc kinh doanh bên dưới hiện khá ế ẩm. Ngay lối vào là một cửa hàng bán đồ phong thủy và đá cảnh, trên tầng hai là một nhà hàng cũng khá vắng khách. Leo lên chiếc thang cuốn đã tạm dừng vận hành từ lâu, đến hành lang của tầng hai, từ đó chúng tôi đi xuyên qua dãy nhà B, C bằng một hành lang khá rộng nhưng trần hơi thấp, hai bên là những ki-ốt im ỉm khóa, bên trong còn khá nhiều hàng.
Theo lời một bảo vệ ở đây thì hiện nay hai tòa tháp A, B đều không có người ở, tháp C có hơn chục căn hộ có khách ngụ cư. Sở dĩ nơi này phải canh gác chặt chẽ như vậy là vì kể từ khi những câu chuyện nhuốm màu ma mị được đồn thổi, đã thu hút khá nhiều nhóm thanh thiếu niên đến tìm hiểu và mong diện kiến ma (!). Một bảo vệ cho biết họ đã rất khổ sở vì một bức ảnh lối vào thang máy của tòa nhà có cắm mấy chân nhang, và quả quyết rằng đó là ảnh dựng 100%. Vì mặc dù ế ẩm nhưng nơi này hiện nay vẫn có một đội bảo vệ hàng chục người và lực lượng dọn vệ sinh hằng ngày vào ra.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza-Hinh-2
 Thuận Kiều Plaza.
Tìm hiểu kết cấu của khu Thuận Kiều Plaza, chúng tôi rất ấn tượng trước kỹ thuật xây dựng của tòa nhà này. Cấu trúc thang bộ khá dốc, được trang bị hai tay vịn chạy dọc theo các bậc cầu thang. Ngăn cách giữa cầu thang bộ hun hút thiếu sáng với hành lang của các tầng là hai lớp cửa riêng biệt, nên xảy ra cháy ở tầng nào thì cũng khó có thể lan sang tầng khác. Trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn thì việc lắp đặt máy hút ở tầng dưới khiến khói đi xuống, cũng có thể giúp người ở tầng trên không bị ngạt. Do được xây dựng từ trước năm 1999 nên hệ thống cung cấp nước, nước thải của tòa nhà đều chạy nổi nhưng được khéo léo đưa vào từng căn hộ, mà vẫn không ảnh hưởng tới khu vực hành lang các tầng.
Tầng 4 của tòa nhà là sân thượng rộng kéo dài từ đường Thuận Kiều đến tuyến Dương Tử Giang. Đây cũng cũng là lối vào khu gia cư của cả ba tòa tháp A, B, C. Dưới chân tháp A, những hào nhoáng hoa lệ của một thời hoàng kim khi tòa nhà mới đưa vào hoạt động vẫn còn. Chỗ duy nhất được xem là có sinh khí và mang lại kinh tế cho khu nhà hiện nay là bốn tầng giữ ôtô và xe máy. Một bảo vệ tại đây cho biết, lượng ôtô của người dân thuê chỗ đậu tại đây khá nhiều.

Tận mục cuộc sống dân nghèo ở biệt thự triệu đô Hà Nội

Tại các khu đô thị ở HN, có hàng trăm biệt thự triệu đô đã xây xong phần thô nhưng bỏ hoang, thành nơi cho người lao động nghèo ăn ở, buôn bán.

Những biệt thự triệu đô bỏ hoang trở thành nơi cho người lao động nghèo tận dụng buôn bán, kinh doanh tạm bợ các mặt hàng bình dân như trà đá, cắt tóc, thậm chí cả trồng rau, tập kết phế liệu...
 Những biệt thự triệu đô bỏ hoang trở thành nơi cho người lao động nghèo tận dụng buôn bán, kinh doanh tạm bợ các mặt hàng bình dân như trà đá, cắt tóc, thậm chí cả trồng rau, tập kết phế liệu...

Tin mới