Cần thắt chặt mạnh việc chi tiêu công

(Kiến Thức) - Theo tôi, những ý kiến của các đại biểu về nợ công tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra chính là những phản biện xã hội thực tế...

Vấn đề nợ công đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và còn làm "nóng" trên diễn đàn Quốc hội, bởi sự lo lắng của dư luận xã hội cũng như của các chuyên gia kinh tế, khi mà mức nợ công ở đã ở mức xấp xỉ vượt ngưỡng cho phép. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tất cả những ý kiến phân tích của các thủ lĩnh đầu ngành cũng như sự nhận định của các vị lãnh đạo nhà nước cho rằng, nợ công vẫn trong vòng kiểm soát và cho phép cũng không thể giải tỏa hết những băn khoăn, lo lắng đối với dư luận xã hội. 
Theo tôi, những ý kiến của các đại biểu đang diễn ra trong kỳ họp Quốc hội và ý kiến dư luận về nợ công, chính là những phản biện xã hội thực tế, sâu sắc nêu lên hai mặt của một vấn đề, điều đó đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với sự phát triển của đất nước và nó cũng đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn ODA sao cho có hiệu quả.
Có nhiều ý kiến cho rằng, sự lạm dụng nguồn vốn ODA là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nợ công tăng cao, cần phải có những biện pháp chặt chẽ trong việc sử dụng vốn vay, không dùng vốn vay cho chi tiêu thường xuyên, minh bạch và thắt chặt chi tiêu công, và một điều hết sức quan trọng là phải loại trừ được nạn tham nhũng trong những đồng tiền đi vay, có như vậy chúng ta mới phát huy được sự ưu đãi của nguồn vốn ODA cho sự phát triển của đất nước
Cân bằng thu chi cùng các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như chống thất thu thuế cũng chính là những giải pháp quan trọng mà nhân dân hoàn toàn tin tưởng Chính phủ trong việc giải quyết nợ công.

Mỗi người Việt đang “oằn lưng” gánh 900 USD nợ công

(Kiến Thức) - Hơn 90 triệu người Việt Nam đang gánh hơn 1,6 triệu tỷ đồng nợ công. Trung bình, mỗi người nợ gần 900 USD (khoảng 18 triệu đồng).

Báo cáo kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước cho thấy, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, tổng dư nợ đến 31/12/2012 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 55,7% GDP.

Có bất thường khi không có tiền... tăng lương 2015?

(Kiến Thức) - Không thể bố trí ngân sách để tăng lương năm 2015 theo lộ trình. Đây có phải là một chuyện bất thường?

"Theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển. Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư phát triển từ ngân sách luôn có nguy cơ cao kém hiệu quả. Vì thế, chuyện "ăn" hết nên không có tiền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu", TS Hoàng Xuân Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Hết tiền là phải!

Tin mới