Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.

Mỹ coi việc Iran làm giàu uranium gần cấp độ vũ khí là một ngưỡng có thể biện minh cho sự can thiệp quân sự.

Washington đã cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc tấn công Iran. Các yếu tố như sự suy yếu của các lực lượng ủy nhiệm của Iran trong khu vực và sự suy giảm khả năng phòng không của nước này có thể khuyến khích những người ủng hộ không kích, cho rằng khả năng thành công hiện tăng cao và nguy cơ bị trả đũa nặng nề đang giảm mạnh.

Tuy nhiên, tấn công cơ sở hạt nhân Iran có thể dẫn đến leo thang trong khu vực, làm gián đoạn thị trường năng lượng toàn cầu và kích động phản ứng của Iran nhằm vào tài sản hoặc đồng minh của Mỹ.

Ngoài ra, hậu quả chiến lược và chính trị của việc khơi mào xung đột trong thời kỳ chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho chính quyền mới trong việc ổn định khu vực.

Trong khi đó, quan điểm lịch sử của Israel đối với tham vọng hạt nhân của Iran là hành động phòng ngừa khi họ nhận thấy mối đe dọa hiện hữu. Những tuyên bố gần đây của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho thấy sự sẵn sàng hành động nếu cần thiết, bất chấp lời khuyên kiềm chế từ Mỹ.

Tuy nhiên, tình báo Israel đánh giá rằng Iran vẫn cần ít nhất một năm để hoàn toàn vũ khí hóa khả năng hạt nhân. Khoảng thời gian này mang lại cho Israel một số sự linh hoạt chiến lược, nhưng không làm giảm tính cấp bách trong tính toán an ninh của họ.

Iran liên tục phủ nhận việc theo đuổi vũ khí hạt nhân, cho rằng chương trình của họ mang mục đích dân sự. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc làm giàu uranium và các báo cáo về nghiên cứu liên quan vũ khí hạt nhân cho thấy khả năng sử dụng kép làm dấy lên lo ngại cho các đối thủ của Iran.

Nếu cơ sở hạt nhân Iran bị không kích, phản ứng của Tehran có thể bao gồm các cuộc tấn công ủy nhiệm nhằm vào lợi ích của Mỹ và Israel trong khu vực, hoặc trả đũa trực tiếp thông qua các cuộc tấn công tên lửa.

Iran cũng có thể đẩy nhanh chương trình hạt nhân của mình một cách bí mật, lợi dụng sự hỗn loạn để đạt được khả năng đột phá hạt nhân. Những động thái như vậy sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn trong khu vực và có thể kéo theo các cường quốc khác.

Dù hành động quân sự vẫn nằm trong kế hoạch, con đường ngoại giao mang lại cơ hội giảm leo thang. Việc khôi phục hoặc đàm phán lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) có thể giúp kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran, đồng thời tránh được hậu quả của xung đột quân sự. Tuy nhiên, các nỗ lực khôi phục JCPOA dưới thời Biden không mang lại kết quả, khiến Mỹ và các đồng minh rơi vào tình thế khó khăn.

Hezbollah bất ngờ bắn rocket giữa lệnh ngừng bắn

Hezbollah hôm 2/12 đã bắn rocket vào một tháp canh trong cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng này về phía Israel kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực tuần trước, theo Guardian.

Hezbollah bat ngo ban rocket giua lenh ngung ban
Khói bốc lên ở phía biên giới Lebanon với Israel, trong bối cảnh giao tranh đang diễn ra giữa Hezbollah và lực lượng Israel, nhìn từ Núi Addir, miền Bắc Israel, ngày 4/11/2024. Ảnh: Reuters.

Tiêm kích F-16 vô hiệu hóa hệ thống phòng không Nga ở Syria

Mới đây, Israel đã không kích vào các căn cứ quân sự ở Syria nhằm làm suy yếu hệ thống vũ khí của quốc gia này trong đó có vũ khí của Nga.

Tiem kich F-16 vo hieu hoa he thong phong khong Nga o Syria

Ngày 8/12, Không quân Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích chính xác trong bối cảnh tình hình hỗn loạn đang diễn ra tại Syria. Các cuộc tấn công đã được truyền thông Israel chính thức xác nhận, nhắm vào căn cứ Khalhalah ở Suwayda, nhiều địa điểm ở tỉnh Daraa và căn cứ không quân Mezzeh gần Damascus. Ảnh: IDF.

Tin mới