Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023. |
Nguồn: Lý Thùy.
Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023. |
Nguồn: Lý Thùy.
Facebook giả mạo. |
Trước đó, trang trên mạng xã hội Facebook còn xuất hiện Fanpage giả mạo lực lượng Công an với tên: "Yêu Cảnh Sát Giao Thông" và "Cảnh Sát Nhân Dân" cố tình ghi trích dẫn nguồn thông tin từ Công an TP Hà Nội với mục đích câu like, câu view.
Mạo danh này không đơn thuần dừng lại ở việc lập các trang Facebook, fangape để "câu" like, comment… mà đã có nhiều trang lợi dụng tên tuổi của những người nổi tiếng để nhằm những mục đích xấu. Các đối tượng thường xuyên bị giả mạo, "fake" Facebook chủ yếu là những người nổi tiếng. Trước đó, hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi khác như Hoài Linh, MC Lại Văn Sâm, MC Phan Anh, Hoa hậu Mai Phương Thúy… cũng đã phải lên tiếng về vấn nạn này.
2 Fanpage giả mạo lực lượng Công an. |
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri Thức và Cuộc Sống, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi giả mạo Facebook của người khác là vi phạm quyền nhân thân, nếu thực hiện các hành vi trái pháp luật thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Có thể nói rằng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phương tiện thông minh có kết nối internet thì hoạt động giao tiếp của con người trên không gian mạng ngày càng phổ biến. Một đặc điểm dễ nhận ra là các hoạt động trên không gian mạng và gián tiếp, phi tiếp xúc, thậm chí có thể gọi là ảo khiến những người tiếp xúc với nhau có thể sẽ không nhận ra nhau hoặc rất dễ dàng ẩn danh.
Đặc điểm này tạo ra nhiều nguy cơ mất an toàn, hiện tượng mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất dễ dàng xảy ra trên không gian mạng. Bởi vậy, pháp luật đã có rất nhiều các quy định để bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản và các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng. Hành vi thu thập trái phép thông tin của người khác hoặc sử dụng trái phép thông tin hình ảnh của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân" - luật sư Cường cho hay.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) |
Luật sư Cường cho biết thêm, trường hợp người nào sử dụng tên tuổi, hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để lập các tài khoản Facebook, zalo hoặc Youtube, các tài khoản trên nền tảng mạng xã hội hoặc trên các phương tiện thông tin, truyền thông khác mà không được sự đồng ý của người có hình ảnh, có thông tin thì người mạo danh, thu thập, sử dụng trái phép thông tin của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện.
Còn đối với hành vi mạo danh người khác để đưa tin sai sự thật nhầm xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác thì tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác theo quy định của bộ luật hình sự (tại điều 155, điều 156). Trường hợp mạo danh người khác để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 bộ luật hình sự năm 2015 hoặc theo điều 290 bộ luật hình sự năm 2015.
Nếu hành vi chưa chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 298 bộ luật hình sự năm 2015.
"Như vậy, có thể thấy hành vi mạo danh người khác, sử dụng trái phép thông tin hình ảnh của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu mạo danh người khác mà gây thiệt hại đến danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 289 bộ luật hình sự năm 2015.
Hành vi đưa các thông tin trái phép lên mạng máy tính, mạng viễn thông cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 bộ luật hình sự năm 2015. Tất cả những hành vi đó là hành vi vi phạm quy định của luật an ninh mạng, gây mất an ninh, an toàn mạng, có thể xâm hại đến tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thông tin truyền thông của nhà nước nên các đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - luật sư Cường chia nói.
>>>> Xem thêm video: Bắt tạm giam 3 đối tượng đăng tải clip giả mạo tại ổ dịch Bar Sunny
Nguồn: VTV 24.
LTS: Với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, các đối tượng lừa đảo qua mạng đã chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng qua nhiều vụ việc. Mặc dù cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, nhưng do thiếu kiến thức và kinh nghiệm xử lý, nhiều người vẫn sập bẫy. Vào thời điểm cuối năm, từ cảnh báo của cơ quan chức năng, báo VietNamNet thực hiện các bài viết nhằm chỉ rõ thủ đoạn lừa đảo, cách để người dân phòng tránh loại tội phạm này.
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn các đối tượng tội phạm giả mạo các trang web, ứng dụng của các tổ chức, tài khoản của các cá nhân (ngân hàng, mạng xã hội...) gửi các đường link để người dân đăng nhập nhằm chiếm quyền điều khiển, kiểm soát tài khoản.
Sau đó, các đối tượng nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại, hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhận mã xác minh tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cho thấy, từ tháng 9 đến nay, tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng… người dân thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (tin nhắn SMS Brandname) với nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3-6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn https://vietinbank.com.vn-vp.top hoặc https://vpbank.com.vn-vb.top...”.
Thực chất đây là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà các đối tượng lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập vào, nhằm đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản.
Bộ Công an xác định đây là đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, cấu kết chặt chẽ với các đối tượng trong nước thực hiện.
Các đối tượng này sử dụng các thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài để thiết lập giả trạm thu, phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông, thu thập thông tin thuê bao di động và thông tin thiết bị để thực hiện phát tán các tin nhắn mạo danh ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung bình mỗi ngày, các đối tượng thực hiện phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn/1 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị mà đối tượng sử dụng có thể tùy chỉnh giả mạo đầu số tin nhắn của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Để nâng cao hiệu quả việc phòng ngừa, cũng như kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại; không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.
Mới đây, cư dân mạng lan truyền các đoạn video với tựa đề: "NSND Lệ Thủy hát tặng Thiền am bên bờ vũ trụ", "Lệ Thủy hát tặng thầy ông nội". Chia sẻ trên Vietnamnet, nghệ sĩ Lệ Thủy khẳng định, tất cả những đoạn clip này đều mạo danh bà. Ảnh: Vietnamnet |