Cảnh báo: Ngoáy tai có thể gây ung thư

Ngoáy tai là thói quen của nhiều người vì cho rằng như vậy là vệ sinh, sạch sẽ. Thế nhưng kỳ thực, hành động này cực nguy hiểm, có thể gây ung thư.

Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu
 Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn - bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Trung Quốc đã chia sẻ về những tác hại của việc ngoáy tai, trong đó có một thông tin khiến nhiều người hốt hoảng, đó là ngoáy tai cũng có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-2
Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, ống tai được chia thành ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Ống tai ngoài tiết ra dầu và ráy tai là hỗn hợp của dầu, lớp sừng và da chết. 
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-3
 Ráy tai thực sự rất quan trọng, nó có dầu để giữ ẩm cho ống tai ngoài và nó cũng chứa các enzym để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Có thể gọi ráy tai là "thủ môn của sức khỏe đôi tai".
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-4
 Nhiều người thích ngoáy tai bằng tăm bông nhưng thực tế, điều này cực kỳ nguy hiểm. Việc liên tục dùng bông ngoáy tai sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn và tổn thương thính giác. Thậm chí, nếu bạn chọc mạnh hơn, bạn cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ, cực kỳ không nên.
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-5
 Đối với một người thích ngoáy tai bằng ngón tay út, bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhấn mạnh, móng tay không được vệ sinh sạch sẽ, có thể làm xước ống tai và gây nhiễm trùng, dẫn đến di chứng nghiêm trọng. 
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-6
 Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, anh đã từng tiếp nhận một trường hợp, nữ bệnh nhân rất thích dùng tăm bông, công cụ nhỏ để ngoáy tai. Thi thoảng, cô còn chọc sâu vào bên trong ống tai và gây nhiễm trùng.
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-7
 Thế nhưng, người khác khuyên thế nào cũng không chịu nghe. Một lần nọ, sau khi ngoáy tai, nữ bệnh nhân cảm thấy đau tai và chảy máu. Đến bệnh viện khám, nữ bệnh nhân sốc nặng khi nhận được kết quả là viêm ống thính giác và ung thư ống tai ngoài, lý do là bởi tế bào bị tổn thương tái đi tái lại, chuyển thành tăng sinh không kiểm soát.
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-8
Qua trường hợp của nữ bệnh nhân này, bác sĩ Giang Khôn Tuấn khuyên mọi người không nên tự ngoáy tai thường xuyên, không được ngoáy tai quá sâu.  
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-9
Nếu ráy tai quá nhiều, ảnh hưởng đến thính giác, bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đảm bảo ống tai không bị tổn thương. 
Bac si canh bao: Ngoay tai co the gay ung thu-Hinh-10
 Nếu tai bị nước vào, bạn có thể nghiêng đầu sang một bên, để nước chảy ra tự nhiên rồi sấy khô bằng máy sấy tóc.

Lý do bạn không nên cho người khác mượn tai nghe

Khi bạn chia sẻ tai nghe của mình, có bao giờ bạn nghĩ về việc vi khuẩn có thể bám đầy trên đó?

Bạn đã bao giờ cho người khác mượn tai nghe của mình, hoặc ngược lại? Nếu có, những gì bạn chia sẻ không chỉ là chất âm của chiếc tai nghe, mà có thể là cả vi khuẩn bám trên nó. Sử dụng chung tai nghe không khác gì dùng chung… tăm bông ngoáy tai.

Dù bạn không đưa tai nghe vào sâu bên trong như bông ngoáy tai, ráy tai vẫn có thể bám vào tai nghe, và dính vào tai người khác khi bạn chia sẻ tai nghe.

Ly do ban khong nen cho nguoi khac muon tai nghe

Để biết những nguy cơ có thể xảy ra khi chia sẻ tai nghe, Business Insider đã thử nghiệm với 22 cặp tai nghe để tìm ra những gì có thể ẩn giấu bên trong chúng. Những thứ bám lại trên tai nghe được lấy mẫu và đem đến phòng thí nghiệm vi sinh của đại học Columbia để xét nghiệm.

“Lỗ tai của bạn là một nơi tối tăm, ẩm ướt, ấm áp. Vì vậy đó là một nơi sinh trưởng hoàn hảo. Nếu bạn đưa vi khuẩn hoặc nấm vào bên trong tai của mình, vi khuẩn có thể phát triển nhờ vào chính cấu tạo của lỗ tai”, bác sĩ Sujana Chandrasekhar chuyên khoa tai, mũi, họng chia sẻ.

Sau khi để vi khuẩn lên các đĩa nuôi vi khuẩn trong 3 ngày, phòng thí nghiệm đã thu lại kết quả khá bất ngờ. Không có loại vi khuẩn nào đáng sợ như kiểu tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) hay vi khuẩn E. coli có trong phân người, như kết quả mà phòng thí nghiệm tìm thấy trên smartphone nhiều người vào năm 2017.

Ly do ban khong nen cho nguoi khac muon tai nghe-Hinh-2

Vi khuẩn trên tai có thể phát triển thành nấm hoặc trực khuẩn trong đất. Ảnh:Business Insider.

Thay vào đó, thứ đáng sợ nhất họ tìm được là trực khuẩn (Bacillus), có thể tìm thấy trong đất. Ngoài ra, các vi khuẩn tìm thấy được là dạng tụ cầu có thể xuất hiện trên da. Nói cách khác, kết quả xét nghiệm cho thấy ráy tai cũng chỉ “bẩn” tương đương da người mà thôi.

“Tôi khá là sốc khi thấy kết quả không có thứ gì siêu bẩn, đáng sợ. Ai cũng có vi khuẩn trên da, và những gì thu được hầu hết là những vi khuẩn này”, bà Susan Whittier, Giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh thuộc đại học Columbia chia sẻ.

“Dù vậy, chắc chắn tôi sẽ không chia sẻ tai nghe của mình với người khác, mặc dù những kết quả này cho thấy chúng ta thực sự không tìm thấy bất cứ điều gì khác thường. Dù nó là những loại vi khuẩn bình thường, tôi vẫn muốn giữ vi khuẩn của tôi cho riêng mình”, bà Whittier nói thêm.

Tuy nhiên, một số mẫu thử cũng sản sinh ra nấm, thứ có thể khiến tai bị nhiễm trùng. Do đó, bạn vẫn nên làm sạch tai nghe trước khi chia sẻ với người khác./.

Gội đầu, nhỏ mắt... những việc đơn giản nhưng hầu hết mọi người làm sai

(VietnamDaily) - Tưởng đơn giản song có những việc hàng ngày song hầu hết mọi người làm sai. Dưới đây là những việc như vậy. 

Goi dau, nho mat... nhung viec don gian nhung hau het moi nguoi lam sai
 Đánh răng. Hàng ngày, mỗi người đánh răng ít nhất hai lần song nó lại là việc hầu hết mọi người làm sai. Cụ thể, nhiều người có thói quen đưa bàn chải đánh răng theo chiều ngang bề mặt răng giống như cách chúng ta cầm một chiếc cưa. Việc làm này không hề tốt cho răng bởi lâu ngày nó có thể gây tổn thương nướu.
Goi dau, nho mat... nhung viec don gian nhung hau het moi nguoi lam sai-Hinh-2
Thay vào đó, bạn nên chải mặt trước của răng. Chú ý để lông bàn chải được đặt ở vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu một góc 45 độ.