Cảnh báo nguy cơ ngộ độc củ ấu tẩu

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận bệnh nhân Bùi Thị Hồng Khuyên, 40 tuổi, trú tại Tổ 2, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, nhập viện do tình trạng ngộ độc ấu tẩu.

Ngày 16/8, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhân Bùi Thị Hồng Khuyên, 40 tuổi, trú tại Tổ 2, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang, nhập viện do tình trạng ngộ độc ấu tẩu. Sau 3 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định.
Canh bao nguy co ngo doc cu au tau
Bác sỹ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thăm khám cho bệnh nhân. 
Gia đình bệnh nhân cho biết, bệnh nhân ăn cháo ấu tẩu tại nhà. Sau khi ăn 30 phút xuất hiện tê miệng lưỡi, tê chân tay, buồn nôn và nôn, khó thở. Gia đình đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại cơ sở y tế tuyến dưới, sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để điều trị.
Bệnh nhân Khuyên nhập viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, rối loạn điện giải. Các bác sỹ đã cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch, điều trị rối loạn điện giải, dùng thuốc trợ tim, chống rối loạn nhịp tim…
Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, củ ấu tẩu thường được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau do viêm khớp, viêm dây thần kinh… Do củ ấu tẩu có chứa nhiều độc tố nên việc chế biến và sử dụng cần phải do những người có kinh nghiệm chế biến, không nên tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ngộ độc.
Khi người bệnh ăn, uống nhầm, có các dấu hiệu ngộ độc củ ấu tẩu như cảm thấy tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, chảy nước rãi, rối loạn tiêu hóa, khó thở, co giật… cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý, điều trị. Nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong do tự ý sử dụng củ ấu tẩu.
Người dân cần lưu ý, tuyệt đối không giữ người bệnh bị ngộ độc ở nhà để tự theo dõi hoặc tự điều trị theo các biện pháp truyền miệng, vì như vậy rất nguy hiểm, người bị ngộ độc có thể tử vong nhanh chóng do co giật, suy hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

Ngộ độc do Botulinum: Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ra sao?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Nam thanh niên nguy kịch do rượu thịt chó: Methanol tàn phá cơ thể ra sao?

(Kiến Thức) - Sau một ngày uống rượu thịt chó tại phòng trọ với bạn, thanh niên 32 tuổi xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất ý thức do ngộ độc methanol rất nặng.

Thông tin từ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị này hiện đang điều trị cho một nam thanh niên 32 tuổi ở Bắc Ninh, bị ngộ độc methanol rất nặng, tiên lượng rất dè dặt.
Bệnh nhân này được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai ngày 3/11 vừa qua trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, glasgow 7 điểm, huyết áp tụt, chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol.

Tin mới