Cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng của một loài cây quý

(Kiến Thức) - Cây Trà hoa vàng (tên tiếng Anh Golden Camellia) được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên hiện nay loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Dược liệu quý chữa bệnh ung thư
Trà hoa vàng có nhiều loại (hơn 60 loài) được phân bố ở phạm vi hẹp thuộc một số vùng rừng núi phía Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và một số tỉnh ở phía Bắc Việt Nam. Các loại Trà hoa vàng đều có tính dược liệu, có khả năng chữa bệnh đặc biệt. Tuy nhiên, loại Trà hoa vàng có tính dược liệu cao nhất chỉ được phân bố tại vùng rừng núi Tam Đảo của Việt Nam. Loại cây trà này có hoa to, màu vàng đậm, vàng nhất trong tất cả các loại Trà hoa vàng. Một vài công ty Trung Quốc đã phát hiện ra loại trà Tam Đảo này và ngay từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đã mua cây giống từ Việt Nam về trồng ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc. Ngay khi thành công trong việc lai tạo ra giống Trà hoa vàng có nhiều đặc tính như của ta, Trung Quốc đã đưa nó vào danh sách bảo hộ cấp I quốc gia.
Y học cổ truyền Trung Quốc trước đây và các nghiên cứu gần đây của Y học phương Tây đã tổng kết được các tác dụng của Trà hoa vàng như sau: Ức chế các khối u ung thư, trị mỡ máu, mỡ gan, hạ huyết áp, điều hòa tốt đường huyết, chống và chữa tiểu đường, diệt vi khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng, chống ô xy hóa, chống lão hóa, lợi tiểu, giải độc, chống trầm cảm…, dùng làm mỹ phẩm cao cấp, chất tạo màu thực phẩm, thực phẩm chức năng….
Đặc biệt, cho hoa của Trà hoa vàng Tam Đảo vào trà, có thể để lâu tới 30 ngày mà trà vẫn không bị thiu, mốc.
Trà hoa vàng - cây thuốc quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trà hoa vàng - cây thuốc quý đang có nguy cơ tuyệt chủng. 
Nguy cơ tuyệt chủng thấy rõ
Do có nhiều công dụng, hiện nay, Trung Quốc đang thu mua toàn bộ các cây, hoa và lá của Trà hoa vàng Việt Nam. Riêng hoa khô mua với giá trung bình là 15 triệu đ/kg. Hoa khô này sau khi chế biến, đóng gói ở Trung Quốc có thể được bán với giá trung bình khoảng 133 triệu đ/kg, gấp gần 9 lần giá mua của Việt Nam.
Anh Bàn Xuân Phúc, người Dao ở Ba Chẽ, Quảng Ninh cho biết: “Trung Quốc cứ đến mùa hoa thì mua hoa, mùa lá mua lá, còn cây thì mua quanh năm, kể cả cây chết, kể cả cây bị đào gốc, chặt rễ, bó lại như bó củi để bán họ cũng mua, cây gốc càng to thì giá càng đắt".
Anh Hoàng Văn Long, dân tộc Sán Dìu là người có thâm niên đi rừng ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc tâm sự: “Ngày xưa, cây Trà hoa vàng này tôi đi rừng gặp rất nhiều. Nó hay mọc ở ven các bờ suối, hoa nở vàng rất đẹp chủ yếu vào mùa Đông. Đến nay đi rừng thì không gặp nữa. Phải đi sâu vào lõi rừng Quốc gia mấy ngày đường mới có thể bắt gặp. Những cây bên ngoài đã hoàn toàn bị người đi rừng chặt bán cho Trung Quốc hết rồi”.
Việt Nam chúng ta đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tổng kết tài liệu về Trà hoa vàng như: GS.TS Ngô Quang Đê, Phó GS.TS Trần Ninh, TS Đỗ Văn Tuân, Thạc sỹ Ngô Thị Minh Duyên,… Các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề này cũng đã ý thức được khả năng ngày càng gần giống trà này sẽ bị tuyệt chủng tại Việt Nam. Phó GS.TS Trần Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội nói: “Trà hoa vàng Việt Nam đang trên bờ vực tuyệt chủng có sự tham gia tích cực của chính người dân Việt Nam. Khi mà người dân chưa được tuyên truyền, giáo dục để có ý thức bảo vệ giống trà quý giá này thì họ cứ theo thị trường, thị trường mua thì họ tranh nhau đi rừng chặt cây, hái lá, hái hoa để bán và họ chặt hái vô tội vạ mang tính chất hủy diệt loài cây này”.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng Nhà nước vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này, dù muộn còn hơn không!

Kỳ lạ chuyện khai thác vàng bằng cách... trồng cây

Công nghệ được ứng dụng trong quy trình này được gọi là Phytomining-một phương pháp tìm vàng, sử dụng cây trồng để chiết xuất những phân tử kim loại quý từ đất. Một vài cây có khả năng thu thập và lấy nikel, cadmium và kẽm từ rễ cây, để đưa lên lá và chồi non. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học cũng đã sử dụng những cây này để khử độc.

Nhận diện những loài hoa “tử thần” của Việt Nam

Trong thiên nhiên đa dạng của Việt Nam, có rất nhiều loài thực vật, nhìn rất bắt mắt, nhưng độc tố thì cực kỳ cao mà bạn nên tránh.

CÂY LÁ NGÓN Gelsemium elegans – thần chết được báo trước. Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta nên uống nước rau má, rau muống sống, hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố...
CÂY LÁ NGÓN Gelsemium elegans – thần chết được báo trước. Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.  Khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta nên uống nước rau má, rau muống sống, hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố...

Tin mới