Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website của Bộ Y tế để lừa đảo

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)- Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo một số trang web đã lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân để giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vaccine COVID-19 và lừa tiền cứu trợ.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website của Bộ Y tế để lừa đảo
Trong đó, NCSC cảnh báo có 2 tên miền chính đang được các đối tượng lợi dụng như sau: honapply.vn và miniboon.vn
Canh bao thu doan gia mao website cua Bo Y te de lua dao
Trang web giả mạo trang web của Bộ Y tế để lừa đảo. 
Ngay khi phát hiện các trang web này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trung tâm NCSC đã phối hợp xử lý để gỡ bỏ. Qua vụ việc này, Trung tâm NCSC khuyến cáo người người dân nên hết sức cảnh giác trước các thông tin có nội dung tương tự.
Người dùng internet thường xuyên truy cập vào các website chính thống của Bộ Y tế tại địa chỉ https://moh.gov.vn/ để cập nhật thông tin tin cậy.
Trung tâm NCSC đề nghị người dùng internet khi phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo trực tuyến, có thể chủ động thông báo, cảnh báo cho Trung tâm NCSC tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
Đồng thời, Trung tâm khuyến nghị người dùng internet Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo đang ngày càng gia tăng, một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng như giả mạo thông tin của tổ chức y tế, giả mạo trang web liên quan đến COVID-19, lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ, đến hoạt động từ thiện, hoạt động đầu tư,…

Bắc Ninh truy tìm người giả mạo văn bản cho học sinh nghỉ học từ 1/4

Tỉnh Bắc Ninh khẳng định văn bản cho học sinh nghỉ học từ 1/4 để phòng chống dịch COVID-19 là giả mạo, đồng thời giao công an truy tìm người phát tán văn bản này.

Bắc Ninh truy tìm người giả mạo văn bản cho học sinh nghỉ học từ 1/4
Đêm 31/3, mạng xã hội lan truyền một văn bản hoả tốc được cho là của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành do Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Luyến ký.

Giả mạo Hoa khôi Đại học Luật: “Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự“

Sự việc một bạn nữ tên Lý Thu Thảo mạo danh là Hoa khôi của Trường Đại học Luật Hà Nội trong kỳ thi "Duyên dáng nữ sinh Trường Đại học Luật Hà Nội – Charm of Law 2020" đang gây xôn xao dư luận.
 

Giả mạo Hoa khôi Đại học Luật: “Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự“
Theo đó, Thảo đã có các hành vi đăng thông tin giả mạo trên trang facebook cá nhân; chia sẻ các link bài báo PR không đúng sự thật về mình; sử dụng thẻ sinh viên giả Trường Đại học Luật Hà Nội… Lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội đã xác nhận Thảo không phải là sinh viên của trường, cũng không phải là thí sinh tham gia cuộc thi nói trên. Nhà trường đã yêu cầu Thảo đính chính lại thông tin nếu không sẽ có các biện pháp mạnh tay.
Gia mao Hoa khoi Dai hoc Luat: “Co the truy cuu trach nhiem hinh su“

Lý Thu Thảo trên tạp chí My Showbiz được giới thiệu là Hoa khôi của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020. Ảnh: myshowbiz.vn 

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri Thức và Cuộc Sống, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp gái bán dâm giả danh sinh viên để tạo uy tín, đây là chuyện không hiếm.

Những hành vi giả danh này cũng đã bị xử lý theo quy định của pháp luật, hành vi giả danh chỉ là thừa nhận bằng lời nói chứ không có chứng cứ gì. Tuy nhiên, chuyện người đẹp giả danh sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có xuất trình thẻ sinh viên giả, thậm chí giả danh là hoa khôi Trường Đại học Luật Hà Nội để công khai trên mạng xã hội, thậm chí công khai trước công luận thì đó là chuyện hiếm gặp, có thể là lần đầu tiên xảy ra.

"Theo thông tin trả lời từ phía Trường Đại học Luật Hà Nội thì hiện nay trường này không có sinh viên nào có thông tin nhân thân như vậy. Những cuộc thi người đẹp thời gian gần đây cũng không có ai có trùng tên với người này. Như vậy, có thể thấy thông tin mà cô gái này đưa ra có dấu hiệu giả mạo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường cũng như uy tín của các thế hệ sinh viên của cơ sở đào tạo này.

Trường Đại học Luật Hà Nội và các tổ chức cá nhân có liên quan đến cô gái này có thể làm đơn trình báo sự việc với cơ quan điều tra để vào cuộc xem xét làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Cần làm rõ thẻ sinh viên mà cô gái này xuất trình có con dấu pháp nhân của Trường Đại học Luật Hà Nội là do ai làm ra? Sử dụng thẻ sinh viên này nhằm mục đích gì?" - luật sư Cường chia sẻ.

Gia mao Hoa khoi Dai hoc Luat: “Co the truy cuu trach nhiem hinh su“-Hinh-2

Lý Thu Thảo đưa ra một bức ảnh chụp thẻ sinh viên giả. 

Cũng theo luật sư Cường, trong trường hợp kết luận của cơ quan chức năng xác định cô gái này đã làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức hoặc sử dụng tài liệu con dấu giả thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 341 bộ luật hình sự năm 2015. Căn cứ cho thấy có hành vi làm giả thẻ sinh viên hoặc sử dụng thẻ sinh viên này khi đã biết là thẻ sinh viên giả thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 341 bộ luật hình sự năm 2015 với chế tài có thể đến 2 năm tù. Còn trường hợp phạm tội là có tổ chức hoặc làm từ hai con dấu, tài liệu trở lên thì có thể hình phạt đến 5 năm tù.

Cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ hành vi giả danh hoa khôi sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm mục đích gì. Nếu nhằm mục đích để thực hiện các hợp đồng, giao dịch, nhận tiền trái phép của cơ quan tổ chức sau đó chiếm đoạt thì có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 bộ luật hình sự năm 2015.

Gia mao Hoa khoi Dai hoc Luat: “Co the truy cuu trach nhiem hinh su“-Hinh-3

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

"Thông thường, các hành vi mạo danh bằng lời nói, trong đời sống xã hội thì có thể khó phát hiện nhưng mạo danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí sử dụng cả thẻ sinh viên giả thì đây là hành vi có chủ đích, có mục tiêu rõ ràng và hoàn toàn có thể bị bại lộ nếu Như cơ quan tổ chức xác minh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Trường hợp Các giao dịch liên quan đến tài sản thì các tổ chức, cá nhân cần trình báo sự việc với cơ quan chức năng để được xem xét làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Một người mạo danh hoa khôi của trường đại học có uy tín nhưng thực hiện các hành vi thiếu chuẩn mực, nếu có những phát ngôn, lối sống không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục thì cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và các thế hệ sinh viên của nhà trường. Bởi vậy, nhà trường cũng cần thông tin công khai về trường hợp này, đồng thời có thể đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý người mạo danh theo quy định pháp luật" - luật sư Cường chia sẻ.

>>> Xem thêm video: Giả mạo công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân

Thẩm phán lập khống 57 vụ án ảo có vi phạm điều 359 Luật Hình sự?

Liên quan vụ tòa án lập khống 57 vụ án “ảo”, dư luận đặt câu hỏi, mục đích không chỉ đạt chỉ tiêu đề ra còn nhằm tạo điều kiện cho một thẩm phán đủ điều kiện bổ nhiệm lại. Vậy có vi phạm điều 359 BLHS về tội giả mạo trong công tác?

Thẩm phán lập khống 57 vụ án ảo có vi phạm điều 359 Luật Hình sự?
Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 3 cán bộ nguyên là lãnh đạo, thẩm phán TAND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.

Tin mới