Cảnh báo tựa game khiến nhiều bạn trẻ tự sát

Game di động có tên Blue Whale được cho là liên quan tới ít nhất 2 cái chết ở Mỹ.

Quản lý các trường học và các nhóm phụ huynh ở thành phố Kolkata (thuộc Tây Bengal, Ấn Độ) đang đưa ra những lời cảnh báo thông qua các trang web, phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng nhắn tin nhóm về một game di động có tên Blue Whale.
Canh bao tua game khien nhieu ban tre tu sat
Thử thách đầu tiên là khắc hình cá heo xanh lên cánh tay, còn thử thách cuối cùng là tự sát. 
Theo lời cảnh báo, Blue Whale là một trò chơi trực tuyến có liên quan đến cái chết của hàng trăm người tuổi teen trên khắp thế giới, trường hợp gần đây nhất là tại Andheri (một vùng ngoại ô của Mumbai, phía tây thành phố) - nơi một cậu bé 14 tuổi đã nhảy khỏi sân thượng để làm "nhiệm vụ cuối cùng" của trò chơi.
Truyền thông địa phương cho biết, trò chơi này ra mắt ở Nga từ 4 năm trước dưới dạng ứng dụng di động và người chơi không thể xóa nó khỏi smartphone. Sau khi cài đặt, nó sẽ đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Tiếp theo, game yêu cầu người chơi vẽ một con cá voi xanh lên một miếng giấy rồi chạm khắc hình ảnh đó lên chính cơ thể của mình.
Đó chỉ là thử thách đầu tiên trong tổng cộng 50 thử thách trong game. Ngoài ra còn có các thử thách khác như xem phim kinh dị một mình hoặc tự làm tổn thương mình theo một cách nào đó. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, người chơi được yêu cầu phải trả tiền để chuộc lại thông tin cá nhân bị đánh cắp. Kinh khủng hơn tất cả, nhiệm vụ cuối cùng trong game là yêu cầu người chơi hãy tự sát. Game cũng yêu cầu người chơi phải quay phim và chia sẻ với người quản trị những thước phim thực tế khi làm nhiệm vụ.
"Những người bố, người mẹ hoặc bất kỳ ai nhìn thấy một đứa trẻ đang chơi trò chơi trực tuyến có tên "Blue Whale", thì hãy cách ly chúng khỏi trò chơi này ngay lập tức. Trong game, mỗi đứa trẻ bị yêu cầu thực hiện 50 thách thức, và nhiều trong số họ đang tự làm tổn thương bản thân, thậm chí dẫn tới kết cục cuối cùng là tự tử. Hãy hành động nhanh chóng và cứu con cái của bạn khỏi trò chơi chết người này", một đoạn tin nhắn trên WhatsApp.
Theo USA Today, tại Mỹ, đã có ít nhất 2 thiếu niên thiệt mạng liên quan tới game nói trên chỉ cách nhau gần 1 tuần, là một nạn nhân tên Natasha Cadena và một bạn trẻ ở San Antonio.

Top game offline vang bóng một thời, chao đảo dân văn phòng

(Kiến Thức) - Pikachu, lines, bắn bóng...từng gây sốt thời gian dài, máy tính nào của dân văn phòng cũng có, thậm chí nhiều người thức thâu đêm suốt sáng để chơi.

1. Hoa mắt vì Pikachu. Pikachu là game tìm hình các con vật giống nhau để được điểm vượt qua mỗi bàn. Máy tính của dân văn phòng hầu như có biểu tượng trò chơi này, thậm chí không ít người cày game xuyên giờ nghỉ trưa vì "nghiện" Pikachu. Đây có lẽ là game "sống dai nhất" trước sự phát triển và bành trướng mạnh mẽ của game online.
1. Hoa mắt vì Pikachu. Pikachu là game tìm hình các con vật giống nhau để được điểm vượt qua mỗi bàn. Máy tính của dân văn phòng hầu như có biểu tượng trò chơi này, thậm chí không ít người cày game xuyên giờ nghỉ trưa vì "nghiện" Pikachu. Đây có lẽ là game "sống dai nhất" trước sự phát triển và bành trướng mạnh mẽ của game online.
2. Khủng long bắn bóng. Hầu hết game offline được dân văn phòng "chuộng" vì dễ chơi, dù không có mạng internet vẫn có thể "quẩy" dễ dàng. Dynomite với hai chú khủng long bắn bóng cũng vậy. Nếu người chơi không nhanh tay bắn rụng những quả bóng đang hạ xuống, thì sẽ bị chúng "đè bẹp dí".
2. Khủng long bắn bóng. Hầu hết game offline được dân văn phòng "chuộng" vì dễ chơi, dù không có mạng internet vẫn có thể "quẩy" dễ dàng. Dynomite với hai chú khủng long bắn bóng cũng vậy. Nếu người chơi không nhanh tay bắn rụng những quả bóng đang hạ xuống, thì sẽ bị chúng "đè bẹp dí".

Bí mật bất ngờ về tên của 7 game cổ điển

(Kiến Thức) - Những video game cổ điển này từng rất nổi tiếng. Tuy nhiên, tên của chúng lại cực đơn giản, đôi khi được đặt theo tùy hứng của người thiết kế.

1. Pac-man. Pacman phát hành lần đầu tiên tại Nhật, được xem là game kinh điển và trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng những năm 80. Pakkuman - tên ban đầu của game lấy cảm hứng từ tiếng Nhật, "Paku Paku-" - mô tả âm thanh khi ăn uống( tương tự như từ "chomp" trong tiếng Anh).
1. Pac-man. Pacman phát hành lần đầu tiên tại Nhật, được xem là game kinh điển và trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng những năm 80. Pakkuman - tên ban đầu của game lấy cảm hứng từ tiếng Nhật, "Paku Paku-" - mô tả âm thanh khi ăn uống( tương tự như từ "chomp" trong tiếng Anh).
Khi ra mắt, tên của game đổi thành Puck Man. Tuy nhiên, khi khi Puck Man xâm nhập thị trường Bắc Mỹ, lo ngại rằng cách phát âm chữ "P" trong Puck Man sẽ bị "xuyên tạc" thành chữ "F" và đánh vần tựa game sang nghĩa khác, hãng đã quyết định chọn cái tên Pac-Man để thay thế. Nhờ thị trường Mỹ, cái tên Pac-Man cuối cùng đã được phổ biến trên toàn thế giới.
 Khi ra mắt, tên của game đổi thành Puck Man. Tuy nhiên, khi khi Puck Man xâm nhập thị trường Bắc Mỹ, lo ngại rằng cách phát âm chữ "P" trong Puck Man sẽ bị "xuyên tạc" thành chữ "F" và đánh vần tựa game sang nghĩa khác, hãng đã quyết định chọn cái tên Pac-Man để thay thế. Nhờ thị trường Mỹ, cái tên Pac-Man cuối cùng đã được phổ biến trên toàn thế giới. 

Tin mới