Cảnh báo việc “nhận cuộc gọi hỏi tiêm vắc xin chưa, mất tài khoản ngân hàng"

Trong buổi sáng ngày 29/8, trên các ứng dụng mạng xã hội đã lan truyền nhanh chóng thông tin về cuộc gọi đến hỏi về tiêm vắc xin hay chưa gây lo lắng cho nhiều người.

Cảnh báo việc “nhận cuộc gọi hỏi tiêm vắc xin chưa, mất tài khoản ngân hàng"
Cụ thể, trên các ứng dụng mạng xã hội như Messenger, Viber, Zalo lan truyền thông tin: “Vừa rồi, đồng nghiệp của tôi nhận được một cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ta đã được tiêm phòng, hãy nhấn phím 1. Nếu anh ta chưa được tiêm phòng, nhấn phím 2. Kết quả là anh ta nhấn phím 1, điện thoại bị chặn, và thông tin ngân hàng trực tuyến và thanh toán thường xuyên sử dụng của anh ta đều được chuyển”.
Canh bao viec “nhan cuoc goi hoi tiem vac xin chua, mat tai khoan ngan hang
Cũng trong tin nhắn này, đối tượng đề nghị người dùng “nhanh tay chuyển đến cho nhiều người cùng biết” thông tin càng tốt vì “chỉ cần bấm theo hướng dẫn của nó là trong 3 giây nó lấy được hết thông tin tài khoản ngân hàng... Khi nó rút tiền ngân hàng nó nhắn mã OPT vào số điện thoại của mình nhưng nó nhận được, máy mình vô hiệu hoá”.
Canh bao viec “nhan cuoc goi hoi tiem vac xin chua, mat tai khoan ngan hang
Phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi với các chuyên gia bảo mật về khả năng lấy cắp thông tin tài khoản ngân hàng và tiền trong tài khoản trong trường hợp trên và được cho biết, khả năng đó là rất khó xảy ra, thậm chí không thể xảy ra.
Một số chuyên gia nhận định về cấu trúc thông tin trên có những dấu hiệu cho thấy là tin giả, lan truyền gây sợ hãi, hoang mang (hoax).
Đến trưa ngày 29/8, Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC) cho biết, qua kiểm tra, xác minh từ cơ quan chức năng, VAFC khẳng định nội dung thông tin trên là giả mạo.
VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả nêu trên.
Khi có yêu cầu hỗ trợ liên quan dịch bệnh, người dân hãy gọi ngay cho đường dây nóng của chính quyền địa phương, ngành y tế, công an và lực lượng chức năng khác. Vụ việc sẽ được chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
>>> Mời quý độc giả xem video: Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo

Nguồn: VTV

Phát hiện thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi qua mạng xã hội

Lợi dụng việc mua bán qua mạng xã hội, chuyển tiền thanh toán qua Internet banking, Long đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo người mua hàng ở Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng.

Phát hiện thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi qua mạng xã hội
Ngày 4-8, Công an quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng cho hay, cơ quan CSĐT Công an quận vừa phát hiện, bắt tạm giam Hoàng Tuấn Long (SN 2001, trú tại phường Hồ Nam, quận Lê Chân), để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phat hien thu doan lua dao het suc tinh vi qua mang xa hoi
Hoàng Tuấn Long - Ảnh: Công an Hải Phòng 

Người đàn ông mù, giả danh cán bộ điều tra, lừa “chạy án” tiền tỷ

Tự giới thiệu là Phó phòng CSHS, Công an TP Hà Nội, người đàn ông mù cả hai mắt đã cùng vợ lừa tiền tỷ của người mẹ muốn "chạy án" cho con.

Người đàn ông mù, giả danh cán bộ điều tra, lừa “chạy án” tiền tỷ

CQĐT vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trần Thúy Vân (SN 1978, ở Hoàng Mai), Trương Sĩ Dũng (SN 1963, ở Hai Bà Trưng), Nguyễn Phương Thùy (SN 1981, ở Hoàn Kiếm) và Vũ Văn Chiến (SN 1989, ở Ninh Bình) tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Thị B. (SN 1972, ở Hà Nam) có con trai là Nguyễn Xuân Lộc (SN 1994).

Danh tính cán bộ y tế tử vong khi tham gia chống dịch ở Đồng Nai

Sở Y tế Lào Cai vừa có báo cáo về trường hợp cán bộ y tế của tỉnh tử vong khi đang tăng cường chống dịch COVID-19 ở Đồng Nai.

Danh tính cán bộ y tế tử vong khi tham gia chống dịch ở Đồng Nai

Ngày 11/9, nam cán bộ y tế Lào Cai tử vong. Xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, ngày 20/8, thực hiện lời kêu gọi của Bộ Y tế, tỉnh Lào Cai cử đoàn công tác thứ 3 gồm 40 cán bộ y tế lên đường hỗ trợ tỉnh Đồng Nai phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, có kỹ thuật viên L.V.Q (nam giới, sinh năm 1986), công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn.

Tin mới