Cảnh giác với chứng đau đầu khi trời trở lạnh

(Kiến Thức) - Đau đầu khi trời trở lạnh là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người. Bác sỹ khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan vì đau đầu khi bị lạnh có thể nguy hiểm hơn mức chỉ là bệnh thời tiết thông thường.

Nguyên nhân gây đau đầu
Theo BS Nguyễn Văn Hùng, nguyên bác sỹ Bệnh viện 105, người bị đau đầu do thời tiết lạnh rất khó chịu với những cơn đau dai dẳng, dữ dội. Mặc dù các nguyên nhân của đau đầu do thay đổi thời tiết và nhất là với trời lạnh chưa được khoa học khẳng định rõ ràng nhưng có thể hiểu khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, gặp mưa gió, ẩm thấp… ở những người huyết áp thấp, thể trạng yếu, cơ thể thường không kịp thích nghi với sự thay đổi này sẽ khiến các mạch máu não phồng tấy quanh các mô, khiến cho máu lên não không điều độ dẫn đến tình trạng thiếu máu đến các vùng não và sinh ra đau đầu.
Những cơn đau đầu khi trời lạnh thường xảy ra do nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày hoặc đêm hay thời tiết nóng – lạnh thất thường lúc giao mùa. Những ngày âm u, mưa phùn gió bấc cũng dễ khiến bạn nhức đầu mùa lạnh. Bạn có thể phải chịu những cơn đau đầu từ nhẹ đến đau dữ dội, kéo dài hoặc cũng có thể giảm ngay khi bạn giữ đủ ấm, tránh gió lạnh ngoài trời.
Triệu chứng đau đầu khi trời lạnh cũng thường xảy ra khi bạn mắc chứng đau nửa đầu Migraine (còn gọi là đau đầu vận mạch), một loại bệnh lý thần kinh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Nguyên nhân đau nửa đầu Migraine là do rối loạn co bóp mạch máu não và chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Cơn đau nửa đầu Migraine cũng có thể khởi phát hoặc tăng nặng hơn trong thời tiết lạnh. Người bệnh có thể đau nửa đầu kéo dài vài giờ cho đến vài ngày, đau một bên hoặc đau lần lượt từ bên này sang bên kia, thường kèm theo sợ ánh sáng, đau tăng khi vận động.
Canh giac voi chung dau dau khi troi tro lanh
 
Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ
Đau đầu khi thay đổi thời tiết có thể chỉ đơn thuần do cơ địa nhạy cảm với sự chênh lệch nhiệt độ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu quan trọng cho thấy hoạt động não có vấn đề, đặc biệt là các tổn thương mạch máu, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm.
Cơn đau đầu kéo dài hoặc tăng nặng trước tác động của ngoại cảnh như thời tiết, căng thẳng, mất ngủ… có thể gây ra những tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não, khiến não phản ứng bằng cảm giác đau. Khi hệ thống mạch máu não đã gặp phải các tổn thương như viêm, xơ vữa động mạch, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết trở lạnh đột ngột sẽ khiến động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não có thể dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. Quá trình tắc nghẽn mạch máu kéo dài còn có thể dẫn đến nhồi máu não.
Vì vậy bạn không thể chủ quan với những cơn đau đầu khi trời trở lạnh, nhất là khi bạn có tiền sử bệnh đau đầu, tim mạch, huyết áp.
Cách chữa trị:
Khi xuất hiện cơn đau đầu thì việc đầu tiên cần làm là nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát, tốt nhất là không gối đầu hoặc gối thấp nhằm giúp cho máu lưu thông lên não tốt hơn. Một cốc trà gừng hoặc nước đường ấm cũng có thể giúp làm dịu cơn đau. Sử dụng tinh dầu có tính chất ấm nóng, massage nhẹ nhàng hai bên thái dương, trán, vùng lông mày, cổ gáy sẽ có tác dụng tốt.
Bạn có thể cần đến thuốc giảm đau trong trường hợp không chịu được cơn đau nặng hoặc kéo dài dai dẳng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và thể dục thể thao cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe, chống lại chứng bệnh này.

Đánh bay cơn đau đầu tức thì với những thực phẩm này

(Kiến Thức) - Có những thực phẩm làm giảm cơn đau đầu nhanh chóng mà bạn không ngờ tới sẽ được giới thiệu trong video dưới đây. 

Video: Thực phẩm giảm đau đầu nhanh chóng:

Ngủ trưa dậy đau đầu là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm gì?

Ngủ trưa dậy bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm gì - hãy tìm hiểu ngay hôm nay.

Ngủ trưa dậy bị đau đầu là một trong những triệu chứng của bệnh đau đầu. Bệnh được gây ra bởi rất nhiều các nguyên nhân có thể liệt kê ra như là áp lực từ công việc, cuộc sống, stress hay đau đầu do thời tiết, môi trường làm việc thiếu oxi, ô nhiễm môi trường cũng như tiếng ồn. Chứng đau đầu sau khi ngủ dậy được gây ra bởi các nguyên nhân: thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc và giấc ngủ không sâu…khiến cho mạch máu bị giãn ra, kích thích mạch các dây thần kinh gây đau đầu, dẫn đến người mệt mỏi, khó chịu.

Tin mới