Cạnh tranh nhau giật giải 100 triệu USD của Elon Musk

Giải thưởng 100 triệu USD của Elon Musk không dành cho “lý thuyết suông” mà là một phương pháp thực sự hiệu quả để thu giữ carbon.

Canh tranh nhau giat giai 100 trieu USD cua Elon Musk

Ảnh minh họa.

Trong nỗ lực giành được 100 triệu USD giải thưởng từ tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk cho công nghệ thu giữ carbon, các nhà khoa học và kỹ sư đã bơm 300 lít hợp chất mô phỏng phân cá voi ra biển ngoài khơi Sydney.

Nhóm nghiên cứu có tên WhaleX đã thực hiện thí nghiệm ngoài đại dương lần đầu tiên vào ngày 19/12. Sau khi được chính phủ liên bang cho phép, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm ngoài khơi cách Port Botany ở New South Wales 8km.

Nhóm nghiên cứu 12 người đang chạy đua với thời gian để thực hiện thí nghiệm tiếp theo, dự kiến tiến hành trước cuối tháng 1/2022. Thí nghiệm tiếp theo họ sẽ bơm 2.000 lít hợp chất mô phỏng phân cá voi, một hỗn hợp của nitơ, phốt pho và các nguyên tố vi lượng.

Vào tháng 2, nhà sáng lập Tesla và SpaceX - tỷ phú Elon Musk – tuyên bố tài trợ 100 triệu USD thông qua XPrize Foundation cho cuộc thi tìm ra phương pháp thu giữ CO2 một cách an toàn với quy mô 1 tỷ tấn trở lên mỗi năm.

Vào thời điểm đó, Musk cho biết cuộc thi không mang tính "lý thuyết" mà đang tìm kiếm những nhóm có thể "xây dựng hệ thống thực sự tạo ra tác động đo lường được và mở rộng thu giữ ở mức hàng tỷ tấn khí".

WhaleX đã đăng ký cuộc thi kéo dài 4 năm này với hy vọng lọt vào nhóm 15 giải thưởng "quan trọng", mỗi giải trị giá 1 triệu USD.

Phân cá voi được biết đến như một loại "phân bón đại dương" và là thức ăn của sinh vật phù du. Khi sinh vật phù du phát triển và sinh sôi, chúng sẽ hấp thụ carbon. Khi chết đi, chúng chìm xuống đáy đại dương và "chôn vùi" theo lượng lớn khí CO2.

Tiến sĩ Edwina Tanner, nhà khoa học khí hậu dẫn đầu dự án WhaleX, cùng các đồng nghiệp cho biết họ nhắm mục tiêu đến một khu vực rộng 225km vuông ngoài khơi Port Botany. Trước đây, họ đã lấy mẫu nước và phát hiện ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ở khu vực biển này.

Tiến sĩ Tanmer cho biết lượng chất bơm ra biển tương đương với hai lần thải của một con cá voi lương gù. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thí nghiệm đầu tiên sẽ thu giữ khoảng 2 tấn carbon dioxide.

Tanmer cho biết sẽ cần thực hiện rất nhiều nghiên cứu để đảm bảo rằng cách tiếp cận này không gây tổn hại đến môi trường biển. Khi mô phỏng lại điều mà những con cá voi đã làm trong hàng triệu năm qua, nhóm nghiên cứu tự tin rằng họ có thể thực hiện ý tưởng của mình một cách an toàn.

Giám đốc điều hành của Ocean Nourishment Corporation (ONC) và là một trong những đối tác của dự án, John Ridley, cho biết công việc sẽ tiếp tục ngay cả khi nó không thành công trong cuộc thi XPrize.

Ông cho biết các nhà đầu tư đang bị thu hút bởi quy mô tiềm năng cùng khả năng lưu trữ carbon an toàn và lâu hơn so với một số phương pháp trên đất liền. ONC đã tích cực trao đổi với hơn 10 nhóm nhà đầu tư từ châu Âu và Australia.

Ông cho biết cuộc khủng hoảng khí hậu đang đẩy hành tinh "tiệm cận" đến một số "giới hạn nguy hiểm". Việc giảm lượng khí thải và loại bỏ carbon là điều cần phải thực hiện nhanh chóng và song song với nhau.  

Thói quen “lập dị” của những ông trùm công nghệ thế giới

(Kiến Thức) - Trong khi sở hữu khối tài sản khổng lồ, người đồng sáng lập Google - Sergey Brin có thói quen chi tiêu tiết kiệm do được học từ gia đình.

Thoi quen “lap di” cua nhung ong trum cong nghe the gioi
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, sở hữu khối tài sản khổng lồ từ việc cho ra đời trang mạng xã hội được hàng tỷ người sử dụng. Tỷ phú công nghệ giàu nhất nhì thế giới lại có thói quen kỳ lạ là ăn McDonald hàng ngày và thích mặc áo màu xám.

Trung Quốc dùng nhiều ứng dụng công nghệ tối tân chống lũ lụt

(Kiến Thức) - Ngoài ứng dụng công nghệ thực tế ảo, mạng không dây 5G,... thì máy bay không người lái và robot AI cũng không thể thiếu trong công tác kiểm soát và ngăn chặn lũ lụt tại Trung Quốc.

Trung Quoc dung nhieu ung dung cong nghe toi tan chong lu lut
Miền Nam Trung Quốc cùng nhiều vùng miền phía nam sông Dương Tử đã hứng chịu đợt lũ lụt đầu tiên trong tháng 6 khi bước vào mùa mưa, 433 con sông ở Trung Quốc đã vượt qua mức nguy hiểm kể từ đầu tháng 6 và 33 trong số đó đạt mức cao lịch sử.

Tin mới