Cảnh tượng choáng ngợp ở nơi được gọi là “cái rốn” của Trái đất
Hình thành vào khoảng 600 triệu năm trước, Uluru có chiều cao 348 mét, tổng chu vi 9,4 km, với phần lớn thể tích nằm dưới lòng đất. Đây là tảng đá nguyên khối lớn nhất thế giới được con người biết đến cho tới nay.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Nằm trong Vườn quốc gia Uluru - Kata Tjuta ở khu vực trung tâm lục địa Australia, Uluru hay Đá Ayers là một tảng đá sa thạch khổng lồ, kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới của xứ sở chuột túi. Ảnh: Wikimedia Commons.
Hình thành vào khoảng 600 triệu năm trước, khối đá này có chiều cao 348 mét, tổng chu vi 9,4 km, với phần lớn thể tích nằm dưới lòng đất. Đây là tảng đá nguyên khối lớn nhất thế giới được con người biết đến cho tới nay. Ảnh: NASA.
Phần lớn bề mặt Uluru nhẵn nhụi, không có cây cỏ mọc. Nhìn từ xa, tảng đá trông giống như một hòn đảo nổi lên giữa vùng đất bằng phẳng, bao la, nơi nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C và mùa hè và hạ xuống 5 độ C trong mùa đông. Ảnh: Qantas.
Điểm đặc sắc ở núi đá Uluru là khả năng biến đổi màu sắc theo điều kiện thời tiết, khí hậu và những thời điểm khác nhau trong ngày. Thông thường, khi mặt trời vừa ló rạng, khối đá mang màu đỏ nhạt. Ảnh: Bucketlistly.blog.
Tới lúc giữa trưa, Uluru chuyển thành màu đỏ cam sáng rực do sự phản chiếu ánh mặt trời. Khi về chiều, núi có màu đỏ sẫm hoặc tím. Đến khi đêm xuống, núi đã có màu vàng nâu hòa cùng cảnh vật xung quanh. Ảnh: Emu Run Experience.
Hệ sinh thái quanh tảng đá Urulu khá đa dạng. Nơi đây có các loài thực vật đặc trưng của vùng Trung Astralia, với mật độ thay đổi theo lượng mưa, kéo theo sự hiện diện các loài động vật như chuột túi đỏ, dơi, chim chóc, thằn lằn, rắn... Ảnh: Animal Pictures Archive.
Trên tảng đá kỳ vĩ này có nhiều hang đá và tranh vẽ cổ, gắn liền với các sinh hoạt của cộng đồng dân cư bản địa từ hàng ngàn năm trước khi đất nước Australia được thành lập. Ảnh: Australian Traveller.
Thổ dân Australia đã coi Uluru là chốn linh thiêng và danh cho tảng đá sự tôn kính trong nhiều thế hệ. Theo quan niệm của người Anangu, cộng đồng cư dân bản địa chủ đạo của khu cực, Uluru được coi như cái rốn của Trái đất. Ảnh: Ayers Rock Resort.
Ngày nay Uluru là một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Hoạt động chủ đạo ở nơi đây là đi bộ hoặc cưỡi lạc đà để khám phá cảnh quan thiên nhiên và giao lưu văn hóa với cư dân bản địa. Ảnh: Jonny Melon.
Du khách có thể trèo lên tảng đá bằng tuyến đường mòn được định vị bằng những hàng cọc sắt có tay vịn bằng xích. Đứng trên Urulu, có thể mở rộng tầm mắt ra khung cảnh trải dài vô tận của hoang mạc với đồng cỏ khô và bụi cây điểm xuyết. Ảnh: Hiking the World.
Dù vậy, người Anangu - những người đảm nhận công việc của hướng dẫn viên - sẽ khuyến khích khách du lịch đi bộ xung quanh tảng đá thay vì leo lên vì ý nghĩa tâm linh và cả sự an toàn. Ảnh: The West Australian.
Tuyến đường đi bộ quanh Uluru dài 10 km và phải mất 3,5 giờ đồng hồ để hoàn thành. Hoàn tất hành trình trên con đường đất này là trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho du khách trong chuyến khám phá Uluru. Ảnh: Birdgehls.
Mặc dù trong các bức ảnh, Urulu thường hiện lên như một tảng đá “cô đơn” giữa vùng đất hoang vắng, nhưng trên thực tế còn có một khối đá nguyên khối khác tên là Kata Tjuta, nằm cách đó 40 km. Thông thường, du khách sẽ kết hợp thăm quan cả hai tảng đá này. Ảnh: Nomadsworld.com.
Gần tảng đá Urulu có khu cắm trại - nghỉ dưỡng Ayers Rock, là nơi lưu trú dành cho những vị khách muốn dành nhiều thời gian để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên ở Vườn quốc gia Uluru - Kata Tjuta. Ảnh: The Guardian.
Vào năm 1987, Vườn quốc gia Uluru - Kata Tjuta đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Ảnh: National Geographic.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.