Cảnh tượng nghiệt ngã trong lăng mộ nữ tướng có chiến tích lừng lẫy

Lăng mộ của một nữ tướng đẹp tuyệt trần, chiến tích lừng lẫy sánh ngang Tần Thủy Hoàng được tình cờ phát hiện tại thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến các chuyên gia khảo cổ vô cùng phấn khích.

Canh tuong nghiet nga trong lang mo nu tuong co chien tich lung lay
Năm 1975, thành phố An Dương tiến hành quy hoạch lại, đất hoang được tích cực khai khẩn và san lấp mặt bằng để phục vụ cho việc xây dựng các đô thị mới.
Trong quá trình san lấp mặt bằng ở một khu đất hoang ở phía Tây của thôn Tiểu Đồn, thuộc thành phố An Dương, các công nhân đã vô tình đào trúng một lăng mộ cổ.
Sau khi khai quật lăng mộ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra danh tính của chủ nhân lăng mộ cổ và điều này khiến họ vô cùng bất ngờ.
Hóa ra, đây là thân phận của chủ nhân ngôi mộ vô cùng cao quý. Nàng không phải là một thành viên hoàng tộc bình thường, mà còn là nữ tướng quân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chiến tích lừng lẫy sánh ngang với Tần Thủy Hoàng.
Nàng tên là Phụ Hảo, sống ở thời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu, Phụ Hảo chỉ là một trong 60 phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương.Vũ Đinh là một minh quân có chí lớn, hết lòng chăm lo cho đất nước. Ông cũng là người có tư tưởng vô cùng văn minh, tiến bộ, không coi trọng dòng dõi sang hèn, không trọng nam kinh nữ.
Chính vì thế, Vũ Đinh đã chấp nhận để Phụ Hảo - một phi tần vô cùng xinh đẹp của mình chỉ huy đại quân của Thương. Vào thời điểm này, nước Thương thường xuyên phải đối mặt với các cuộc ngoại xâm từ các bộ tộc như Đông Di, Khương Phương, Ba Phương…
Phụ Hảo khi đó từng làm tướng tiên phong, thậm chí một mình thống lĩnh đại quân đánh đuổi quân xâm lược. Thậm chí, nàng cùng Thương vương còn mang quân chinh phục các nước láng giềng, mở mang lãnh thổ của nước Thương.
Canh tuong nghiet nga trong lang mo nu tuong co chien tich lung lay-Hinh-2
Trong vô số các trận đánh nữ tướng Phụ Hảo tham chiến, trận phục kích tiêu diệt toàn quân Ba Phương được xem là nổi bật nhất. Đây là trận phục kích được ghi chép sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Theo đó, Phụ Hảo dẫn quân chủ lực mai phục ở một địa điểm bí mật, còn Vũ Đinh dẫn một nhóm binh sĩ đánh quân Ba Phương rồi vờ thua, dẫn quân địch đuổi tới nơi phục kích. Phụ Hảo cùng đại quân xông ra tiêu diệt sạch quân địch.
Canh tuong nghiet nga trong lang mo nu tuong co chien tich lung lay-Hinh-3
Những chiến công của nữ tướng Phụ Hảo lừng lẫy đến mức được giới sử gia đánh giá là sánh ngang với Tần Thủy Hoàng.
Nhờ có tài trí và sự can trường, dũng cảm của Phụ Hảo, Vũ Đinh đã rất thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của nhà Thương, giúp đất nước trở nên lớn mạnh.
Các nhà khảo cổ thực sự rất phấn khích khi xác định đây chính là lăng mộ của nữ tướng quân tài ba lừng lẫy.
Đặc biệt, họ còn khai quật được vô số cổ vật văn hóa trong lăng mộ Phụ Hảo bao gồm đồ đồng, ngọc bích, đá quý và ngà voi, tổng cộng 1928 bảo vật vô giá. Đặc biệt, những bảo vật được chế tác tinh xảo này đều được khắc tên “Phụ Hảo”.
Tuy nhiên, trong khi khai quật lăng mộ Phụ Hảo, cũng có một cảnh tượng đã khiến các nhà khảo cổ học “lạnh gáy”. Theo đó, ngoài các cổ vật vô giá, các nhà khảo cổ cũng phát hiện 16 bộ xương người. Sau khi tiến hành giám định những bộ xương này, các nhà nghiên cứu bàng hoàng phát hiện họ đã bị chôn sống, rõ ràng là bị ép tuẫn tang theo Phụ Hảo. Đây là hủ tục vô cùng tàn nhẫn thời cổ đại ở Trung Quốc.
Canh tuong nghiet nga trong lang mo nu tuong co chien tich lung lay-Hinh-4
Nhưng điều nghiệt ngã nhất là trong số 16 bộ xương, có 4 bộ xương là của trẻ em. Phụ Hảo đã chết khi còn quá trẻ, khi mới chỉ ngoài 30 tuổi, chưa có con cái. Thương vương vô cùng đau đớn, tiếc thương trước cái chết của người vợ tài giỏi vô song. Chính vì thế, để an ủi người vợ quá cố, Thương vương đã bắt cả trẻ em phải tuẫn táng theo nàng. Điều này khiến các nhà khảo cổ cảm thấy vô cùng nghiệt ngã, đau xót.

"Bí ẩn" sau khai quật mộ vua Ba Lan

Ngày 13/4/1973, các nhà nghiên cứu tiến hành mở lăng mộ của vua Tut. Họ tìm thấy một chiếc quan tài bằng gỗ đã mục nát. Vài ngày sau đó, bốn người trong số 12 nhà khảo cổ đã qua đời. Sự việc này đến nay vẫn còn là bí ẩn không lời giải.

Vào những năm đầu của thập niên 1970, các nhà khảo cổ muốn tìm kiếm những thứ còn sót lại trong lăng mộ cũng như khám phá bí mật mà nhà vua đã mang theo. Họ hy vọng rằng lăng mộ này không bị cướp phá trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là điều từng xảy ra với nhiều ngôi mộ khác ở Ba Lan.

Xuất xứ kỳ lạ của trang sức vàng trong lăng mộ vua Ai Cập

Nguồn gốc của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, mới đây đã được giải mã.

Theo Daily Star, pharaoh Ai Cập Tutankhamun khi còn sống từng đeo một chiếc vòng cổ với tấm bùa được làm từ loại vật liệu vô cùng đặc biệt mà con người chưa từng biết đến.

Tin mới