Cao răng không ngờ lại là thủ phạm gây nhiều bệnh thế này

Cao răng (hay vôi răng) do cặn vụn dư thừa của thực phẩm bám dính vào thân răng, chui xuống nướu răng. Từ đó hình thành mảng bám, theo thời gian phản ứng với những vi khuẩn, nước bọt... trong miệng lắng đọng lại, tạo thành cao răng.

Cao răng không ngờ lại là thủ phạm gây nhiều bệnh thế này

Nguyên nhân dẫn đến cao răng

Tốc độ tạo cao răng ở mỗi người một khác, sự hình thành của nó bị ảnh hưởng của những thành phần có trong nước bọt, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng.

Nguyên nhân dẫn đến cao răng là do thói quen vệ sinh răng miệng: Không chải răng thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa, không lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần; ăn nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, đồ uống có đường sẽ khiến các mảng bám hình thành nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động gây nhiều bệnh tật về răng miệng). Những người hút thuốc lá, nghiện trà, cà phê,... cũng là nhóm đối tượng chịu sự tấn công của vôi răng - mảng bám nhiều bất thường.

Tác hại của cao răng

Mảng bám cao răng chứa 400 loài vi khuẩn khác nhau và hàng tỷ vi trùng sinh sôi trong mỗi mg mảng bám. Hầu hết các vi trùng có hại và chúng có thể gây tổn hại cho răng, nướu răng khi nó tập trung thành lớp dày. Chính vì thế, cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi, với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Ngoài ra, khi miệng chứa nhiều vi khuẩn từ cao răng, khi nhai và nuốt thức ăn, vi khuẩn sẽ theo thức ăn đi vào đường ruột và xâm nhập cơ thể từ đường tiêu hóa.

Cao rang khong ngo lai la thu pham gay nhieu benh the nay
Cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. 
Biện pháp loại trừ cao răng
Đầu tiên là phải hạn chế sự hình thành mảng bám ở răng bằng biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách.
Đánh răng đúng cách là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa hai răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì khi đánh răng phải để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 45 độ so với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang, xoay tròn, đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng. Mỗi ngày chải răng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên dùng các loại kem đánh răng có fluoride và có thể dùng nước xúc miệng nhưng tránh lạm dụng. Sau khi chải răng, cần dùng chỉ tơ nha khoa loại bỏ các mảng bám ở các kẽ răng - điều mà bàn chải không thể làm được, không nên sử dụng tăm để xỉa răng, vì có thể gây tổn thương lợi.
Với những người đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que sử dụng trong nha khoa và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng. Phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, để đi khám sớm.
Thông thường cứ 6 tháng một lần nên đi lấy cao răng tại các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt uy tín.
Xử lý tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng
Bị ê buốt sau khi lấy cao răng là tình trạng khá phổ biến, đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Vì khi lấy cao răng sẽ tác dụng ít nhiều đến phần men răng, gây ra cảm giác ê buốt. Thông thường, bị ê buốt sau khi lấy cao răng chỉ kéo dài khoảng vài giờ sẽ hết. Nếu cảm giác ê buốt quá lâu sau khi lấy cao răng thì có thể do các nguyên nhân: Kỹ thuật lấy cao răng chưa tốt, do nền răng yếu, do thiểu sản men răng...
Cao rang khong ngo lai la thu pham gay nhieu benh the nay-Hinh-2
Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự hình thành cao răng. 

Hãy thực hiện một vài cách để làm giảm cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng dưới đây: Nên hạn chế sử dụng những đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, những loại thực phẩm cay, chua vì nó có thể làm răng bị ê buốt hơn. Hạn chế các loại nước uống có ga vì nó có thể làm hại và mài mòn men răng.

Nếu sau lấy cao răng mà tình trạng ê buốt kéo dài trên 1 ngày, thì cần quay trở lại gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tìm nguyên nhân khác.

Thói xấu gây hại gan dù bạn không hề uống rượu

(Kiến Thức) - Rượu là kẻ thù số 1 của gan nhưng ngoài ra còn có những thói quen gây hại gan sau đây.

Thói xấu gây hại gan dù bạn không hề uống rượu
Thoi xau gay hai gan du ban khong he uong ruou

Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Không phải thực phẩm chế biến nào cũng không tốt nhưng cũng không phải là thứ nên ăn quanh năm ngày tháng vì không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ, cân nặng mà còn gây hại gan. Nguyên nhân là chúng chứa nhiều chất béo và chất bảo quản gây oxy hóa gan.  

Tác hại khôn lường tới sức khỏe nếu dùng sai siêu thực phẩm

(Kiến Thức) - Tuy được gắn mác là những siêu thực phẩm, nhưng nếu dùng không đúng cách những thực phẩm này hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Tác hại khôn lường tới sức khỏe nếu dùng sai siêu thực phẩm
Tac hai khon luong toi suc khoe neu dung sai sieu thuc pham

Kombucha là một loại trà đen lên men được cho là có lợi cho sức khỏe đối với bất kỳ ai. Một số đã được khoa học kiểm chứng, một số vẫn đang chờ nghiên cứu thêm. Nhưng thật không may là loại trà này cũng vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Trà kombucha có tính axit, cụ thể là axit lactic. Hai vụ ngất xỉu phải nhập viện được CDC ghi nhận đều là những người có lượng axit lactic cao trong máu vì đã uống trà kombucha nhiều tháng liền.  

Đây chính là thủ phạm "bức tử” lá gan người Việt

Trong số các tác nhân dẫn đến tình trạng lá gan “quá tải” thì ô nhiễm không khí, nguồn nước, chất thải độc hại là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá gan.

Đây chính là thủ phạm "bức tử” lá gan người Việt
Lá gan nhiễm độc – Ảnh minh họa
Lá gan nhiễm độc – Ảnh minh họa 
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, tại Việt Nam, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng là do lá gan đối mặt với nhiều nguy cơ từ hệ lụy cuộc sống hiện đại. Lá gan người Việt ‘khổ’ nhất thế giới, vì phải làm việc quá sức so với khả năng bình thường của mình.

Tin mới