Cao su Phước Hoà sẽ hưởng lợi lớn từ dự án VSIP 3?

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo phân tích về PHR của CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR), Công ty chứng khoán ACBS nhận định có thể mua cổ phiếu PHR trong vùng 56.000-58.000 đồng/cp.

ACBS cho biết PHR nhận được nhiều thuận lợi khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ cao su truyền thống sang bàn giao đất khu công nghiệp.

Tình hình tài chính khá lành mạnh hơn nữa chính sách cổ tức bằng tiền đều đặn và ở mức cao (trong nhiều năm qua với mức cổ tức trung bình 23% bằng tiền mặt trong suốt giai đoạn 2009-2019; cổ tức tiền mặt năm 2019 là 30% tiền mặt và tỷ lệ cổ tức trong 2020-2021 sẽ từ 40%/năm) sẽ là những điểm sáng của PHR.

Quan trọng nhất chính là PHR đang sở hữu trong tay quỹ đất cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển các KCN. Trong tương lai nếu PHR được tỉnh Bình Dương duyệt các quy hoạch chuyển đổi chắc chắn sẽ mang lại nguồn tiền mặt lớn.

Biên lợi nhuận sẽ nằm trong top các doanh nghiệp làm KCN vì lợi thế quỹ đất giá rẻ, thậm chí có thể vượt trội CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC). Đây là câu chuyện lớn của PHR trong thời gian tới.

Cao su Phuoc Hoa se huong loi lon tu du an VSIP 3?
 Nguồn: ACBS.

Kỳ vọng quỹ đất nông nghiệp chuyển đổi thành KCN trong tương lai

PHR đang sở hữu 5 nông trường cao su và 3 nhà máy chế biến mủ sao su với tổng công suất chế biến đạt mức 33.000 tấn/năm.

Quỹ đất từ các nông trường của PHR là rất tiềm năng khi nằm liền kề các cụm khu công nghiệp lớn. Trong đó, quỹ đất ở hai nông trường Hội Nghĩa và Nhà Nai.

Nhiều khả năng quỹ đất để phát triển KCN Nam Tân Uyên 3, VSIP 3 chuyển đổi từ diện tích của 1 trong 2 nông trường này. Như vậy, nếu loại trừ NTC 3 và VSIP 3, diện tích còn có thể phát triển từ Hội Nghĩa và Nhà Nai là 3.696 ha, là rất lớn và giá trị.

Hoạt động kinh doanh cũng như phân bổ nguồn vốn của PHR tập trung ở mảng kinh doanh chính là cao su, khu công nghiệp. Trong 2018-2019, tỷ trọng đóng góp về lợi nhuận gộp 2 mảng này có sự thay đổi đáng kể, và khu công nghiệp cho thấy sự hiệu quả và vai trò lớn hơn trong cơ cấu lợi nhuận của PHR.

Dự án VSIP 3 sẽ mang lại lợi ích lớn cho PHR trong cả ngắn và trung hạn. Dự án VSIP 3 có quy mô 691 ha được phát triển trên đất trồng cao su của PHR. Theo phương án bồi thường, Công ty sẽ nhận khoản đền bù 1,3 tỷ/ha, tương đương giá trị 898 tỷ và 20% lợi nhuận từ dự án (nhưng không thấp hơn 1,2 tỷ/ha, tương đương 830 tỷ).

Như vậy, khoản bồi thường đất sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho PHR xét trong ngắn hạn. Hiện tại, công ty dự kiến có thể hạch toán được trong năm 2021.

Về phần lợi nhuận được chia từ dự án, ước tính sẽ bắt đầu ghi nhận từ 2022 đến 2031 (chưa tính lợi nhuận từ hoạt động thu phí kéo dài hết vòng đời dự án). Cụ thể, tổng doanh thu từ cho thuê đất ước khoản 19.000 – 19.500 tỷ. Lợi nhuận ròng đạt 9.500 – 10.000 tỷ ghi nhận trong 2022-2031. Phần lợi nhuận thuộc về PHR tương ứng tỷ lệ 20% là 1.900 – 2.000 tỷ.

Bên cạnh đó, PHR cũng đang trình tỉnh Bình Dương bổ sung quy hoạch các KCN Hội Nghĩa (1.000 ha), Bình Mỹ (745 ha) và Tân Bình GĐ 2 (1.055 Ha) và chờ quyết định phê duyệt dự án từ Thủ Tướng. Các dự án này sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mảng KCN của PHR trong giai đoạn 2021- 2025.

Cao su Phuoc Hoa se huong loi lon tu du an VSIP 3?-Hinh-2
 Nguồn: ACBS.

Tình hình tài chính tốt giúp PHR sẵn sàng cho các dự án lớn sắp triển khai. Tính đến 30/6, công ty có lượng tiền mặt và tiền gửi là 1.832 tỷ, tương đương 30,6% tổng tài sản.

Giá trị khoản tiền này dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian còn lại của năm 2020 – 2021 khi tiếp tục nhận các khoản thanh toán từ NTC3 và VSIP 3 là 1.050 tỷ (sau thuế).

Trong khi đó, nợ vay của PHR là không lớn với tổng dư nợ là 617 tỷ, chiếm 10,5% tổng tài sản. Như vậy, nguồn lực để PHR đầu tư dự án KCN lớn là còn nhiều.

Sẽ ghi nhận 413 tỷ đồng thu nhập chuyển nhượng đất cho NTC trong quý 3

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần đạt 315.6 tỷ đồng giảm 27%, nhờ thu nhập bất thường từ việc chuyển nhượng đất cho NTC nên lãi sau thuế đạt 395 tỷ đồng tăng 251%.

Như vậy, PHR thực hiện được 13% mục tiêu về doanh thu và 43% mục tiêu về lợi nhuận. Trong quý 3/2020, PHR sẽ ghi nhận phần còn lại của khoản thu nhập từ chuyển nhượng đất cho NTC là 413 tỷ đồng.

Kết thúc quý 2, tổng tài sản PHR đạt 5.938 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể trong nửa đầu năm. Trong đó, các khoản tăng đột biến trong kỳ gồm đầu tư tiền gửi có kỳ hạn tăng 40% lên 1.719 tỷ đồng và tài sản cố định hữu hình tăng 26% đạt 1.794 tỷ đồng.

Ngược lại, chi phí xây dựng dở dang dài hạn giảm mạnh 45% còn 493 tỷ đồng, tập trung tại vườn cây kiến thiết cơ bản ở Việt Nam.

Một số rủi ro với PHR

- Giá cao su thiên nhiên (CSTN) trong dài hạn vẫn trong xu hướng giảm do tình trạng dư cung toàn cầu và săm lốp và đối tượng tiêu thụ 70% CSTN đang bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid 19.

- Dưới tác động của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó, có ngành oto toàn cầu. Mặc dù, sản phẩm sử dụng cao su khác như găng tay, thiết bị y tế gia tăng nhưng không đủ bù đắp sụ sụt giảm ở ngành công nghiệp oto.

Điều này phần nào thể hiện khi sản lượng xuất khẩu tháng 5-6 phục hồi nhưng vẫn giảm 25-27%. Bên cạnh đó, giá dầu giảm và duy trì quanh 40USD/thùng cũng làm gia tăng áp lực lên giá cao su tự nhiên. Theo số liệu tổng cục hải quan, giá xuất khẩu trung bình 6 tháng 2020 là 1.330 USD/tấn, giảm 3%.

- Tiến độ bàn giao đất và quy hoạch các dự án KCN bị chậm do tiến độ bàn giao đất cho NTC và VSIP có thể bị trì hoãn khiến dòng tiền bị chậm trễ trong tương lai.

Nam Tân Uyên sẽ đền bù 865 tỷ đồng cho PHR, muốn niêm yết trên HoSE

(Vietnamdaily) - Ngày 3/6, CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua kế hoạch kinh doanh và một số nội dung quan trọng khác.
 

Năm 2020, Đại hội NTC đã thông qua kế hoạch tổng doanh thu hơn 390 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2019, tuy vậy kế hoạch lợi nhuận sau thuế chỉ là 177 tỷ đồng, giảm 25%. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức 2020 tối thiểu 80%/vốn điều lệ, tương đương chi ra 128 tỷ đồng.

Đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Trần Công Kha và bầu ông Đỗ Hữu Phước - hiện đang là Thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2016-2020.

Hé lộ nguyên nhân Cao su Phước Hòa báo lãi tăng đột biến trong quý 2

(Vietnamdaily) - Cao su Phước Hòa có lãi ròng trong quý 2 đạt hơn 330 tỷ đồng nhờ vào lãi khác do nhận tiền đền bù dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2020, CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) ghi nhận doanh thu thuần đạt 275 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ.

Giá vốn hàng bán cũng giảm và chiếm 186 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp thu về hơn 88 tỷ, gấp 3,8 lần so cùng kỳ.