Cao thủ nào biết Hổ quyền trong kiếm hiệp Kim Dung?

Hổ quyền trong kiếm hiệp Kim Dung được miêu tả cực kỳ sinh động, trong đó có một cao thủ đã sáng chế môn công phu hổ trảo khiến ngay đến nhất đại tông sư như Trương Tam Phong cũng phải nhắc nhở đệ tử hạn chế sử dụng.

Cao thủ nào biết Hổ quyền trong kiếm hiệp Kim Dung?

Là linh vật quan trọng trong “Ngũ hình quyền” của hệ thống võ thuật Trung Quốc gồm Long, Hổ, Xà, Hạc, Báo, nhưng “Hổ quyền” lại xuất hiện một cách khiêm tốn trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Dù vậy, sức mạnh và uy lực của võ hổ vẫn được hiện lên một cách rõ nét khi được tập luyện và công nhận bởi những đại cao thủ hàng đầu.

Cao thu nao biet Ho quyen trong kiem hiep Kim Dung?

Viên Thừa Chí được truyền thụ “Phục Hổ chưởng pháp” của phái Hoa Sơn

Võ hổ lần đầu được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong Bích Huyết Kiếm khi Thôi Thu Sơn truyền thụ pho “Phục Hổ chưởng pháp” của phái Hoa Sơn cho Viên Thừa Chí. Bộ chưởng pháp tinh diệu này được miêu tả với tất cả 108 miếng đánh, mỗi miếng lại có 3 đường biến hóa "tương sinh tương khắc", cộng lại thành 324 đường. Những miếng võ nổi tiếng được nhắc đến như Hàng Long Phục Hổ, Hoàng Hổ Đơn Tiên, hay Thâm Nhập Hổ Huyệt.

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, uy lực võ hổ được khắc họa khá chi tiết khi thiếu trang chủ của Quy Vân Trang là Lục Quán Anh thi triển bộ võ công đắc ý La Hán Phục Hổ Quyền. Đây là môn công phu của phái Tiên Hà, một nhánh nhỏ của phái Thiếu Lâm ở Tung Sơn Hà Nam.

“Quán Anh xuống tấn ra thế múa bài quyền đắc ý nhất của mình là La hán phục hổ quyền, quyền phong vù vù, cước ảnh chớp chớp, quả nhiên là danh gia đệ tử, võ công có chỗ độc đáo riêng, đánh một lúc đột nhiên quát lớn một tiếng nghe như cọp gầm, lửa đuốc lung lay, bốn phía nổi gió.

Cao thu nao biet Ho quyen trong kiem hiep Kim Dung?-Hinh-2

Là nhân vật có võ công trung bình nhưng La Hán Phục Hổ Quyền của Lục Quán Anh có uy lực đáng nể

Đám trang đinh hoảng sợ run rẩy đưa mắt nhìn nhau. Y đánh ra một quyền lại quát một tiếng. Oai phong lẫm lẫm, rõ ràng giống hệt một con cọp lớn. Đang tung người vọt tới vồ chụp, đột nhiên chưởng trái dựng lên, lại đúng là hình trạng tay Phật. Nguyên là quyền pháp này bao hàm cả hình trạng của mãnh hổ và La hán, hình trạng mãnh hổ vồ chụp. La hán đón đánh cùng hiện rõ trong một bộ quyền pháp.

Lại đánh thêm một lúc, tiếng gầm nhỏ đi, quyền pháp La hán càng lúc càng mau, sau cùng bình một quyền đánh luôn xuống đất, viên gạch vuông chỗ ấy lập tức vỡ nát. Lục Quán Anh dưới đất nhảy lên, tay trái đỡ trời, cước phải đá ra, chỉ đứng một chân, nghiễm nhiên giống hệt một pho tượng La hán không hề động đậy", Kim Dung viết.

Cao thu nao biet Ho quyen trong kiem hiep Kim Dung?-Hinh-3

"Võ Đang Thất Hiệp" Du Liên Châu sáng tạo nên bộ Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ vô cùng độc, hiểm

Tuy là con trai của Lục Thừa Phong, một trong những đệ tử rất giỏi của Đông Tà Hoàng Dược Sư nhưng cha Lục Quán Anh đã từ chối dạy võ thuật của đảo Đào Hoa cho con trai do không được sự cho phép của sư phụ. Vì vậy, Quán Anh đã bái Khô Mộc Đại Sư, trụ chì chùa Văn Thê làm thầy. Từ đó mà học được môn công phu trên.

Uy lực là vậy, tuy nhiên xét về độ độc hiểm thì Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ mới được xem là đứng đầu khi đến một nhất đại tông sư như Trương Tam Phong cũng phải tỏ ra ái ngại.

Xuất hiện trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ là môn công phu do đệ tử thứ 2 của Trương Tam Phong thuộc “Võ Đang Thất Hiệp” Du Liên Châu sáng chế từ Hổ Trảo Thủ của Võ Đang.

Cao thu nao biet Ho quyen trong kiem hiep Kim Dung?-Hinh-4

Trương Tam Phong yêu cầu các đệ tử chỉ sử dụng môn võ công này khi gặp lúc sinh tử

Tuy nhiên, mười hai chiêu Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ này so với Võ Đang Hổ Trảo Thủ lợi hại hơn nhiều. Chiêu nào cũng chộp vào ngang lưng khiến ai trúng chiêu này đều bị tổn âm dẫn đến tuyệt tự.

Sau khi chứng khiến Du Liên Châu biểu diễn Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ, Trương Tam Phong đã khẳng định đây là một môn tuyệt học, tuy nhiên do quá nguy hiểm nên ông đã cấm các đệ tử sử dụng, trừ khi gặp lúc sinh tử.

“Liên Châu sáng tạo mười hai chiêu này, khổ tâm suy nghĩ, phải nói là một môn tuyệt học. Nếu chỉ vì một lời của ta mà bỏ đi, thật cũng đáng tiếc. Mọi người hãy theo học Liên Châu nhưng chỉ khi nào sinh tử quan đầu mới được dùng chứ không được sử dụng bừa bãi.

Ta thêm vào sau Hổ Trảo hai chữ Tuyệt Hộ để mọi người nhớ lấy là pho võ công này khiến cho người ta đoạn tử tuyệt tôn, là sát thủ khiến người ta hủy diệt môn hộ", Trương Tam Phong nhận xét.

Cao thu nao biet Ho quyen trong kiem hiep Kim Dung?-Hinh-5

Vô Dang Thần Tăng thông thạo Ngọa Hổ Công, một trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Ngoài ra, võ hổ còn xuất hiện một cách gián tiếp trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ khi môn công phu “Ngọa Hổ Công” là một trong 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm. Ngọa Hổ Công (hổ nằm) là công phu chuyên luyện đầu ngón tay và cả đầu ngón chân theo cách chống các ngón tay chân hít đất kèm vật nặng trên lưng để tăng độ khó.

Người biết được món võ này không ai khác chính là Vô Danh Thần Tăng, hay còn được gọi là Tảo Địa Tăng, cao thủ duy nhất thuần thục cả 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm và được xem là cao thủ hàng đầu trong tất cả các bộ võ hiệp của Kim Dung.

Những cao thủ kiếm hiệp bị “ghẻ lạnh" nhất trong tác phẩm Kim Dung

Trong các tác phẩm của Kim Dung, có những bậc cao thủ sở hữu võ công đỉnh cao nhưng lại ít người biết đến do bị tác giả "ghẻ lạnh".

Những cao thủ kiếm hiệp bị “ghẻ lạnh" nhất trong tác phẩm Kim Dung
Nhung cao thu kiem hiep bi “ghe lanh
 Độc Cô Cầu Bại là nhân vật huyền thoại dù không trực tiếp xuất hiện nhưng lại được nhắc lại nhiều nhất qua các bộ tiểu thuyết khác nhau của Kim Dung như Thần điêu đại hiệp, Tiếu Ngạo giang hồ và Lộc đỉnh ký.

2 bí kíp nào vô địch nhưng khó luyện, khó tìm truyền nhân trong Kim Dung?

Tiên thiên công của Vương Trùng Dương và Ảm nhiên tiêu hồn chưởng của Dương Quá là những môn võ công vô cùng khó luyện, trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung.

 2 bí kíp nào vô địch nhưng khó luyện, khó tìm truyền nhân trong Kim Dung?

Võ thuật là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của cố nhà văn Kim Dung, trong đó có những bí kíp võ công chỉ cần may mắn tìm được là có thể rèn luyện, trở thành cao thủ võ lâm tuy nhiên cũng có không ít các tuyệt chiêu không thể tu luyện.

Tiên thiên công của Vương Trùng Dương

5 đại cao thủ lợi hại nhất trong Kim Dung: Trương Tam Phong số mấy?

Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong đều là nhân vật được yêu thích nhất trong các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung, nhưng họ lại không phải là những cao thủ mạnh nhất.

5 đại cao thủ lợi hại nhất trong Kim Dung: Trương Tam Phong số mấy?

Tiêu Dao Tử

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?
Mỗi loại võ công của Tiêu Dao Tử đều vượt qua cảnh giới của thường nhân.

Tiêu Dao Tử là người sáng lập ra phái Tiêu Dao trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Ông đã mất trong bối cảnh trước khi Thiên Long Bát Bộ diễn ra, và chỉ xuất hiện qua các lời kể của đệ tử ông như Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy.

Mọi võ học của phái Tiêu Dao đều do Tiêu Dao Tử tự sáng tạo ra và được xem như là vượt xa cảnh giới của thường nhân như: Bắc Minh Thần Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Tiểu Vô Tướng Công, Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công.

Những môn võ công này đều thuộc hàng kỳ dị, độc nhất vô nhị và vô cùng lợi hại thuộc hàng bậc nhất. Trong Thiên Long Bát Bộ, những nhân vật chỉ cần học được một trong các môn võ này đều thuộc hàng cao thủ nức tiếng trên giang hồ.

Độc Cô Cầu Bại

Nhân vật chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, mà chỉ được nhắc đến qua lời kể của các nhân vật. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ và Thần Điêu Hiệp Lữ, Độc Cô Cầu Bại qua lời kể của Phong Thanh Dương và Dương Quá, được mô tả là cao thủ số một võ lâm và chưa bao giờ biết mùi thất bại.

Tuyệt thế võ công mà Độc Cô Cầu Bại sở hữu là Độc Cô Cửu Kiếm do chính ông sáng tạo ra. Phong Thanh Dương được cho là nhân vật duy nhất luyện được Độc Cô Cửu Kiếm đến cảnh giới cao nhất, được xếp vào 1 trong 3 đại cao thủ của Tiếu Ngạo Giang Hồ. Lệnh Hồ Xung chỉ luyện Độc Cô Cửu Kiếm một thời gian ngắn nhưng đã trở thành cao thủ kiếm thuật, thậm chí đánh bại cả những truyền nhân của Tịch Tà Kiếm Phổ như Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi.

Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Dương Quá không học kiếm thức của Độc Cô Cửu Kiếm, nhưng dựa theo kiếm ý của Độc Cô Cầu Bại để tu luyện, sau cũng trở thành nhân vật có nội công thâm hậu bấc nhất trong Thần Điêu Hiệp Lữ.

Hoàng Thường

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-2
Bằng kiến thức uyên thâm, Hoàng Thường đã ngộ ra chân lý võ học và viết nên Cửu Âm Chân Kinh.

Người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung chắc chắn không xa lạ với đại cao thủ Hoàng Thường, người viết nên cuốn Cửu Âm Chân Kinh lừng danh trong bộ Xạ Điêu Tam Bộ Khúc.

Hoàng ThườngHoàng Thường vốn là một quan văn trong triều, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tạng. Nhờ đó, ông học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia. Sau khi ẩn cư trên núi nghiên cứu võ học, ông đã nghiên cứu 384 bác trong 64 quẻ. Gồm 192 bác Âm và 192 bác Dương. Ông kết hợp tạo thành bộ võ học vang danh này.

Hậu thế sau này học được Cửu Âm Chân Kinh cũng đều là tuyệt thế cao thủ, với nội công thâm hậu, như Quách Tĩnh hay Dương Quá. Âu Dương Phong luyện ngược Cửu Âm Chân Kinh thậm chí còn khiến võ công thăng tiến vượt bậc, trở thành cao thủ số 1 trong Hoa Sơn luận kiếm lần 2.

Tảo Địa Tăng

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-3
Tảo Địa Tăng, vị đại sư bí ẩn nhưng võ công đạt tới cảnh giới thượng thừa.

Cao Tăng bí ẩn trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ. Canh giữ Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự suốt 40 năm, đã đọc qua toàn bộ kinh thư được lưu trữ ở cấm địa này.

Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn danh bất hư truyền là thế nhưng không chịu nổi hai chưởng từ Tảo Địa Tăng. Khi Tiêu Phong tung Giáng Long Thập Bát Chưởng, vị cao tăng dễ dàng hóa giải. Chừng đó đủ để thấy vô danh thần tăng đạt đến cảnh giới võ công thượng thừa.

Trương Tam Phong

5 dai cao thu loi hai nhat trong Kim Dung: Truong Tam Phong so may?-Hinh-4
Trương Tam Phong được xem là bậc bắc đẩu của võ lâm Trung Nguyên.

Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, xuất hiện trong phần cuối của Thần Điêu Hiệp Lữ cho đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Ông là sư tổ của phái Võ Đang và cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử.

Kim Dung miêu tả ông là bậc bắc đẩu trong võ lâm, đã ngoài 100 tuổi, nội công đạt đến "lô hỏa thuần thanh" (lửa trong lò đã hóa màu xanh, ngụ ý chỉ cảnh giới tối cao).

Những năm cuối đời, Trương Tam Phong sáng tạo nên loại võ công có tên Thái Cực Thần Công, lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Thái Cực Thần Công được chia làm hai loại là Thái Cực Kiếm và Thái Cực Quyền, đây cũng là võ công mà Trương Tam Phong tâm đắc nhất trong cuộc đời của mình.

Tin mới