Cáo yết khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Sáng ngày 19/2 tại đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã diễn ra lễ cáo yết khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Hải Ninh
Cáo yết là nghi lễ không thể thiếu trước mỗi kỳ lễ hội, nhằm kính cáo Đức Thánh và các vị thần linh để xin phép mở hội. Đây cũng là dịp nhân dân địa phương làm lễ tế cầu phúc theo sự lệ truyền thống.
Các hoạt động trong lễ cáo yết khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Tế kỳ phúc là một trong những nghi lễ quan trọng, linh thiêng, hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc mang đậm nét đẹp văn hóa của nhân dân xã Hưng Đạo. Mục đích của buổi lễ là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sản xuất kinh doanh phát triển, gia đình thuận hòa.
Qua đó, tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử của dân tộc cũng như các bậc tiền nhân đã có công trong việc bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước, vừa góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống từ bao đời nay của người dân Hải Dương.
Tại lễ Cáo yết đã diễn ra các nội dung lễ dâng hương; lễ cúng Hội đồng Trần triều và lễ tế của đội tế làng Vạn Yên, Dược Sơn, Bắc Đẩu. Lễ Cáo yết là hoạt động đầu tiên của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 23/2 - 3/3 (tức từ ngày 14 - 23 tháng Giêng) với nhiều nét mới.
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 cho biết, Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, các hoạt động phần lễ và phần hội được chuẩn hóa, đúng với nghi thức truyền thống. Lễ hội mùa Xuân gắn với Lễ tưởng niệm 690 năm Ngày viên tịch của Đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả sẽ được tổ chức lớn hơn, được truyền hình trực tiếp trên một số đài và nền tảng số.
Một số hình ảnh trong lễ cáo yết khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024:
Bên cạnh đó có Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn” là Bảo vật Quốc gia vào sáng 25/2 (tức 16 tháng Giêng Âm lịch); tổ chức Tuần Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Hải Dương lần đầu tiên tổ chức Giải việt dã “Hành trình kết nối Di sản”, đây là giải việt dã có quy mô lớn nhất, cự ly dài nhất tổ chức tại tỉnh. Dự kiến tổ chức sáng 26/2 (tức ngày 17 tháng Giêng). Điểm tổ chức lễ khai mạc và xuất phát tại sân tam quan ngoại chùa Côn Sơn. Giải có 3 cự ly là 5 km, 10 km và 15 km. Cung đường chạy sẽ kết nối di tích chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Việc tổ chức giải chạy vào đúng dịp lễ hội nhằm tạo hiệu ứng tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
Tuần Văn hóa, ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại với các hoạt động hấp dẫn như lễ hội ẩm thực giới thiệu món ăn tiêu biểu của Hải Dương và các địa phương trong cả nước; trình diễn áo dài sắc màu Hải Dương; các trò chơi dân gian...
Tại lễ hội còn có các hoạt động và nghi lễ như thi gói bánh chưng; thi giã bánh giầy, lễ rước nước, liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ XI, thi đấu giải vật dân tộc, thi đấu giải cờ tướng, lễ tế trên núi Ngũ nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, lễ Mông Sơn thí thực…
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc nhằm tuyên truyền quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Đồng thời, duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích. Đây cũng là dịp nhằm tăng cường quảng bá các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới…
>>> Mời độc giả xem thêm video Độc đáo Lễ hội điêu khắc trên cát tại Ai Cập
Dịch COVID-19: Điểm tên những lễ hội đầu xuân bị hủy
Để phòng chống đại dịch COVID-19, hàng loạt lễ hội lớn đầu xuân 2021 như khai hội chùa Hương, chùa Bái Đính, Tam Chúc, Côn Sơn, khai ấn đền Trần… buộc phải hủy bỏ.
UBND tỉnh Nam Định cho biết lễ hội khai ấn đền Trần 2021 sẽ không được tổ chức để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đây là năm thứ 2 liên tiếp lễ hội khai ấn đền Trần phải hủy vì dịch COVID-19. Do bị hủy, phần nghi thức sẽ được các cụ cao niên phường Lộc Vượng tiến hành nội bộ.
Cùng với đó, UBND tỉnh Nam Định cũng phát thông báo không tổ chức phiên chợ Viềng - phiên chợ mua may bán đắt có truyền thống từ bao đời nay nhưng vì dịch bệnh COVID-19.
Tại Hà Nội, lễ hội Gò Đống Đa là lễ hội đầu tiên của năm mới được tổ chức vào mùng 5 tháng giêng hằng năm để tưởng nhớ, vinh danh vua Quang Trung đã chính thức được UBND quận Đống Đa thông báo hủy tổ chức.
UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, mùa lễ hội năm 2021 sẽ không tổ chức lễ khai hội chùa Hương để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19. Huyện Mỹ Đức chỉ duy trì đón khách tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt - quần thể khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn, Chùa Hương. Trường hợp dịch COVID -19 diễn biến phức tạp không bảo đảm an toàn cho du khách sẽ dừng việc tổ chức đón du khách về tham quan lễ hội Chùa Hương.
Tương tự, lễ hội đền Gióng và lễ hội Cổ Loa cũng hủy tổ chức khai hội.Lễ hội đền Gióng 2021 đã được UBND huyện Sóc Sơn lên kế hoạch tổ chức long trọng vào mùng 6 tháng giêng (tức 17/2), kết hợp cùng lễ kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhưng phải hủy tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần lễ với các nghi thức truyền thống cho vài người tham gia.
Để ngăn ngừa và ứng phó với dịch COVID-19, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã yêu cầu dừng tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2021.
Cuối tháng 1/2021, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng ba lễ hội lớn là Tịch điền; phát lương đức thánh Trần đền Trần Thương; khai hội chùa Tam Chúc.
Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch năm 2020 cũng đã không tổ chức phần hội mà chỉ thực hiện phần lễ. Năm nay, ban tổ chức chưa có quyết định cuối cùng bởi còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh thời điểm đó, theo trả lời của phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Việt Trung. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Lễ hội Đền Hùng hàng năm còn để lại dấu ấn với hàng vạn người chen chúc nhau trong ngày khai hội...
Ngày 8/2, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Phạm Nguyên Hồng cho biết tỉnh sẽ tạm dừng tổ chức các lễ hội đầu Xuân để chung tay phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương trong tỉnh không tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung trên 30 người cùng một thời điểm trong cùng không gian tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng thờ tự.
Tại Tuyên Quang, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã dừng các lễ hội Xuân Tân Sửu 2021 để tránh tập trung đông người, phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình dừng tổ chức lễ hội Lồng Tông (Ngày hội xuống đồng); hoạt động đua thuyền trên sông Lô cũng sẽ không diễn ra. UBND huyện Hàm Yên thông báo tạm dừng tổ chức Lễ hội Động Tiên và Chợ quê được tổ chức hằng năm tại Khu di tích danh thắng quốc gia Động Tiên thuộc xã Yên Phú.
Bắn pháo hoa đón Giao thừa tại Công viên Bạch Đằng; Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc; Chương trình nghệ thuật “Mừng xuân Quý Mão 2023”...là những hoạt động đặc sắc của Hải Dương Tết này.
"Tết Việt xưa" tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương: Từ ngày 11/1 đến 16/2, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức trưng bày chuyên đề “Tết Việt xưa” nhằm tái hiện không gian, phong tục tập quán của người dân vào dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Du khách sẽ được tái hiện các nghi lễ, cách đón Tết của người Việt xưa tại vùng đồng bằng Bắc bộ, trong đó có Xứ Đông, nay là tỉnh Hải Dương qua gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh.
Hát chèo trên sông Sặt: Ngày 19/1-20/1, trên sông Sặt ở phường Trần Phú, TP Hải Dương, Nhà hát Chèo Hải Dương tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân nhân mừng Xuân mới Quý Mão 2023. Trên 30 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công biểu diễn trên 2 thuyền rồng di chuyển dọc sông Sặt, khu vực đường Bạch Đằng, trước Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Những làn điệu chèo mượt mà đậm chất xứ Đông cùng các tiết mục hát văn và quan họ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, mùa xuân...hấp dẫn du khách.
Công an vào cuộc vụ tài xế ô tô đấm đá túi bụi nam shipper
Công an phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội) đang tiến hành xác minh vụ tài xế ô tô đấm túi bụi nhân viên giao hàng xảy ra gần ngã 3 phố Phúc La - đường 70.
Liên quan đến vụ việc xe máy đang lưu thông trên phố Phúc La (quận Hà Đông, TP Hà Nội) thì bất ngờ bị tài xế ô tô “tung cước” đạp ngã, sáng 19/2, một lãnh đạo Công an quận Hà Đông cho biết, Công an phường Phúc La đang tiến hành xác minh sự việc.