“Cập nhật 300 bài hát được phổ biến“: Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn xin lỗi

(Kiến Thức) - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương nhận trách nhiệm và xin lỗi vì cách làm việc gây bức xúc cho dư luận vụ "cập nhật 300 bài hát được phổ biến".

Thông tin mới nhất liên quan việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cập nhật, bổ sung vào danh mục 300 ca khúc đã phổ biến rộng rãi trong những năm qua trên website của Cục đã gây hiểu lầm Cục này cấp phép trên 300 bài hát "nhạc đỏ" dẫn đến lùm xùm dư luận, ngày 23/5, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký văn bản số 2198/BVHTTDL-VP gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc cấp phép phổ biến cho các ca khúc cách mạng.
Công văn nêu rõ: "Vừa qua, việc thực hiện rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi trên trang thông tin điện tử cucnghethuatbieudien.gov.vn gây hiểu nhầm trong dư luận là cấp phép phổ biến cho các ca khúc cách mạng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn khẩn trương, nghiêm túc thực hiện một số nội dung.
Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Vụ Pháp chế triển khai rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, báo cáo Lãnh đạo Bộ để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển.
"Cap nhat 300 bai hat duoc pho bien": Cuc truong Nghe thuat bieu dien xin loi
 Bộ VH-TT-DL đã có chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ thực thi pháp luật, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
"Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác", Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL chỉ đạo.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ thực thi pháp luật, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Ngày 22/5, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5191/VPCP-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội, ĐBQH Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Việc cơ quan quản lý thực hiện giải pháp nghiệp vụ là việc bình thường, nhưng khi Cục cho phổ biến 300 bài hát, nhiều bài là của tác giả cách mạng, được hát mấy chục năm nay thì rõ ràng có vấn đề về mặt quản lý. Như bài "Tiến quân ca" không còn là bài hát thông thường, mà thành tài sản của đất nước, của dân tộc, đã được khẳng định trong Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất rồi, có cần cơ quan cấp Cục phổ biến bài hát như vậy không? Bởi bài hát được sử dụng trong các hoạt động mang tính nghi lễ, từ Đại hội đến chào cờ, quan trọng nhất được ghi nhận trong Hiến pháp, được gia đình nhạc sĩ có nghĩa cử hiến tài sản đó cho tài sản quốc gia thì liệu cần cấp phép nữa không? Khi cơ quan quản lý ban hành quyết định thì phải cân nhắc đến hiệu quả, khía cạnh nào đó là hậu quả vì nó liên quan đến văn hoá, nhân văn, thậm chí về mặt chính trị. Những bài hát như thế sao lại đặt vấn đề phổ biến".
Ngay trong ngày 23/5, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - ông Nguyễn Đăng Chương đã chính thức lên tiếng trả lời báo chí. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng thay mặt lãnh đạo Cục và cá nhân nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm trước lãnh đạo Bộ VH-TT-DL và xin lỗi độc giả vì phương pháp làm việc đã gây nên sự hiểu lầm bức xúc cho bạn đọc. Trước mắt, để khắc phục, Cục đã trao đổi với trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc Bộ để tháo cập nhật lên.
"Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Cục sẽ không cấp phép cho các ca khúc không phân biệt sáng tác ở thời nào, ở đâu, thời gian nào... đã phổ biến rộng rãi, có nội dung tốt, không trái thuần phong mỹ tục, không đi ngược lợi ích. Cục sẽ có văn bản yêu cầu các Sở nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thẩm định tác phẩm khi cho phép tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật. Đối với những ca khúc không được phép, các đơn vị rà soát thẩm định cấp phép với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca khúc nào có nội dung trái thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, đi ngược lại chủ trương chính sách nhà nước, đơn vị cấp phép phải rà soát để loại bỏ ra khỏi chương trình được cấp phép đó", ông Chương trao đổi với báo chí.
Trước khi Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng, ngày 22/5, Cục Nghệ thuật biểu diễn thông tin chính thức việc cập nhật, bổ sung danh mục ca khúc được phổ biến. Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung vào danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975, Cục nghệ thuật biểu diễn đã tiến hành rà soát đợt đầu và cập nhật, bổ sung vào danh mục 300 ca khúc đã phổ biến rộng rãi trong những năm qua trên website cucnghethuatbieudien.gov.vn, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Danh mục này sẽ được Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp tục bổ sung, cập nhật”.
“Bởi vậy, việc một số bài báo phản ánh "Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép trên 300 bài hát "nhạc đỏ" là chưa đúng với bản chất của vấn đề. Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ cập nhật thêm 300 bài hát này vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới đối với 300 bài hát nói trên”, Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định.

Yêu cầu dừng thu phí bản quyền "Tiến quân ca"

Ngày 25/8, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi TT Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN về việc dừng thu phí bản quyền "Tiến quân ca”.

Trong công văn số 3498/BVHTTDL-TTr do chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL Vũ Xuân Thành ký nêu rõ:

Cơ hội cuối cân nhắc nguyện vọng chọn trường

Chỉ còn ngày 23/5 để thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký tuyển sinh lớp 10 ở HN. Sẽ có tới 25.000 thí sinh không được vào trường công lập.

Công bố từ Sở GD-ĐT cho thấy toàn thành phố có 76.245 hồ sơ đăng ký nguyện vọng chọn trường vào lớp 10 các trường THPT công lập và 71.332 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2. So với năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay tăng 500 chỉ tiêu, tuy nhiên số thí sinh tăng hơn 700 em. So sánh giữa chỉ tiêu và thí sinh dự thi thì có tới hơn 25.000 thí sinh sẽ không vào được các trường công lập.
Co hoi cuoi can nhac nguyen vong chon truong
Hơn 76.000 học sinh Hà Nội cạnh tranh để vào lớp 10 công lập năm học 2017-2018.

Tin mới