Cậu bé 12 tuổi kiếm được hơn 5 triệu đô la trong 3 tuần

Ngoài thời gian ở trường, Benyamin Ahmed bơi lội, học võ taekwondo và nâng cao khả năng viết code. Trong tương lai, cậu bé mơ ước trở thành những tỉ phú công nghệ đình đám như Elon Musk và Jeff Bezos.

Mặc dù mới 12 tuổi, nhưng Benyamin Ahmed đã tạo được tên tuổi trong cộng đồng NFT, hợp tác tạo ra Non-Fungible Heroes (NFH), một bộ sưu tập NFT gồm 8.888 nhân vật truyện tranh.

Mùa hè này, cậu bé đã khởi động hai dự án NFT, thu về khoảng 400.000 đô la chỉ sau 2 tháng.

Cau be 12 tuoi kiem duoc hon 5 trieu do la trong 3 tuan

Benyamin Ahmed (trái) và anh trai Yusuf Ahmed 13 tuổi, cùng đam mê công nghệ. - Ảnh: Imran Ahmed

Đồng thời, Benyamin cũng hợp tác với các nhà phát triển đằng sau Boring Bananas Co. để tạo ra Non-Fungible Heroes, một bộ sưu tập NFT gồm 8.888 nhân vật truyện tranh.

Bộ sưu tập (BST) vừa ra mắt vào ngày 18/9 và bán hết chỉ sau 12 phút. Đến nay, BST có tổng doanh thu hơn 5 triệu đô la, theo nền tảng dữ liệu tiền điện tử Dune Analytics.

“Bạn thực sự không bao giờ biết sản phẩm của mình phổ biến như thế nào cho đến khi được công chúng biết đến nó.” Benyamin Ahmed nói.

NFT là tài sản kỹ thuật số độc nhất, gồm có ảnh jpeg và video clip. Mỗi NFT có thể được mua và bán như một tài sản vật lý bình thường. Mỗi NFT có thể được mua và bán, giống như tài sản vật lý, nhưng blockchain cho phép theo dõi quyền sở hữu và tính hợp lệ của mỗi NFT.

Các nhân vật trong NFT bao gồm các anh hùng, nhân vật phản diện và các vị thần với cốt truyện riêng. Benyamin Ahmed nói rằng những nhân vật do các nghệ sĩ cũ của Disney, Marvel và Nickelodeon - những người hiện là một phần của nhóm NFH, thiết kế.

Benyamin Ahmed đã làm việc với tư cách là một nhà phát triển trong nhóm. Cậu bé nói vai trò của mình là tập trung hỗ trợ kỹ thuật.

Với sự giúp đỡ của cha là nhà phát triển web, Benyamin Ahmed bắt đầu viết mã từ khi mới 5 tuổi và đã tiếp tục nâng cao kỹ năng lập trình của mình kể từ đó. Cậu bé người Anh bắt đầu với HTML, CSS, sau đó học JavaScript và các chương trình khác. Sau đó, Benyamin bị thu hút với NFT (mã thông báo không thể thay thế).

“Tôi đã làm việc chặt chẽ với nhóm NFH ngay từ đầu. Tôi đã được dạy rất nhiều về những gì hiệu quả và không hiệu quả, vì vậy tôi đã có rất nhiều trải nghiệm.” Benyamin nói đã nhận được một phần trăm doanh thu ban đầu sau khi ra mắt, nhưng từ chối tiết lộ số tiền.

Mặc dù đã thành công về mặt tài chính trong giới NFT, Benyamin Ahmed nói rằng một trong những điều giá trị nhất của NFH và không gian mạng nói chung chính là cộng đồng.

Cậu nhóc nói: “Đây là chìa khóa cho tất cả các dự án NFT thành công. “Crypto thường được coi là một câu lạc bộ dành riêng cho các lập trình viên và nhà giao dịch. Tuy nhiên, khía cạnh sáng tạo và mang tính giáo dục cao này của các cộng đồng lại đang bị bỏ qua.”

Trong tương lai, Benyamin Ahmed mơ ước trở thành những tỉ phú công nghệ đình đám như Elon Musk và Jeff Bezos.

Cau be 12 tuoi kiem duoc hon 5 trieu do la trong 3 tuan-Hinh-2

Chân dung lập trình viên 12 tuổi

Bỏ nghề lập trình, trai Hà Nội về nuôi chim, thu 15 tỷ, lãi 3 tỷ/năm

Với 9.000 đôi chim bồ câu Pháp, cho anh tổng doanh thu khoảng 15 tỷ đồng, trừ tri phí, anh bỏ túi được khoảng 3 tỷ/năm.

Sau nhiều năm du học ngành công nghệ thông tin ở Cộng hòa Liên bang Nga về thấy thu nhập từ nghề lập trình viên không ổn, chàng thanh niên Nguyễn Văn Phúc (SN 1987, ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã quyết định bỏ về quê nuôi chim bồ câu Pháp. Sau 12 năm nuôi chim, đến nay đàn chim bồ câu Pháp đã mang lại cho anh nguồn thu nhập tốt, mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng.

Bỏ việc nhàn hạ về làm nông dân

Thăm mô hình nuôi chim bồ câu pháp của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Phúc chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô rộng lớn của trang trại. Với khoảng 4.000m2 đất để không của gia đình, đến nay chàng trai trẻ Nguyễn Văn Phúc đã biến thành cơ ngơi “khủng” với 9.000 đôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Doanh thu của cả nghìn cơ quan báo chí chỉ bằng Facebook, Google

Theo ông Lê Quốc Minh - Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam - báo chí đang gặp nhiều khó khăn, cần đa dạng hóa các mô hình kinh doanh để phát triển.
 

“Dù không bị khai tử, báo chí nói chung, báo in nói riêng, đang gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19”, ông Lê Quốc Minh - Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, mở đầu câu chuyện xung quanh chủ đề bức tranh của báo chí hậu đại dịch.

Tin mới