Hiệu ứng nhiệt của con trỏ laser có thể gây hại trực tiếp cho mắt và da. Ảnh minh họa. |
Hiệu ứng nhiệt của con trỏ laser có thể gây hại trực tiếp cho mắt và da. Ảnh minh họa. |
1. Sữa chua: Hầu hết các loại sữa chua bán sẵn trong cửa hàng có thể chứa nhiều đường. Sữa chua có nhiều chất làm ngọt nhân tạo hơn có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhưng ít mang lại cảm giác no bụng. Sữa chua Hy Lạp có thể giúp giảm đói tốt hơn các loại sữa chua thông thường. |
2. Bánh mì trắng: Món ăn quen thuộc này được làm từ bột mì trắng và chất béo cung cấp nhiều calo hơn nhưng ít gây cảm giác no bụng hơn. Do đó, thay vì ăn một chiếc bánh mì trắng lớn, hãy ăn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng, bạn sẽ no hơn rất nhiều.
|
3. Cơm trắng làm tăng lượng đường trong máu và sau đó hạ xuống. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy đói trở lại. Thay vì ăn cơm trắng, hãy chọn cơm basmati hoặc cơm gạo lứt vì chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn.
|
4. Mì ống trắng: Do mì ống trắng thiếu chất xơ nên ngay cả khi ăn xong bạn vẫn có cảm giác đói. Mì ống trắng là nguồn cung cấp carbohydrate tập trung, làm tăng lượng đường trong máu, rồi lại giảm xuống không lâu sau đó.
|
5. Lòng trắng trứng: Ăn lòng trắng trứng sẽ không khiến bạn cảm thấy no và có thể khiến bạn cảm thấy đói vì lòng đỏ trứng mới là phần protein của trứng, giúp bạn no lâu.
|
6. Nước ép trái cây: Đây là thực phẩm tốt nhưng không bao giờ tốt bằng trái cây vì thiếu chất xơ. Nước trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng bạn sẽ nhanh chóng đói trở lại.
|
7. Soda: Bạn càng có nhiều soda, bạn càng tăng thêm calo. Khí cacbonic từ soda khi uống sẽ được giải phóng trong dạ dày, nơi các thụ thể hóa học phát hiện ra khí cacbonic khiến các tế bào ở đầu dạ dày tiết ra ghrelin, dẫn đến cảm giác đói. Soda ngăn bạn cảm thấy no và nó trộn với đường khiến bạn càng thèm ngọt hơn, điều này chắc chắn không tốt cho sức khỏe.
|
8. Rượu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào thần kinh peptide liên quan đến Agouti (các tế bào thần kinh đặc biệt ở phía trước não bộ giải quyết cơn đói và các chức năng khác) được kích hoạt trong quá trình say, tức là khiến bạn cảm thấy đói hơn. Khi bạn uống rượu, bạn có thể sẽ cần nạp nhiều calo hơn.
|
9. Ngũ cốc: Những loại ngũ cốc có chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn và thực sự khiến bạn đói hơn. Các chuyên gia nói rằng điều này có thể là do hương vị ngọt ngào mà không chứa calo của ngũ cốc khiến cơ thể bạn sẽ thèm calo và đói hơn.
|
10. Khoai tây chiên: Việc chiên khoai tây trong dầu và muối khiến chúng trở nên vô giá trị. Hãy sử dụng cùng một củ khoai tây để nướng hoặc luộc sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn. Nếu bạn thực sự thèm khoai tây chiên, hãy thử thay thế bằng khoai lang chiên. Ảnh: Internet. |
Mời độc giả theo dõi video "Lấy tay không để giành giật món Tôm khi ăn Buffet". Nguồn: VTV TSTC.
Cuộc biểu tình ở Myanmar nhằm phản đối chính quyền quân sự vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters. |
Trong diễn biến mới nhất, trang Myanmar Now đưa tin, ít nhất 91 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar vào ngày 27/3 vừa qua. Ảnh: Reuters. |
Trong đó, ít nhất 29 người, bao gồm một bé gái 13 tuổi, thiệt mạng ở Mandalay, và ít nhất 24 người thiệt mạng ở thành phố Yangon. Ảnh: Reuters. |
Một số nguồn tin địa phương cũng ghi nhận có người biểu tình thiệt mạng ở các thành phố Sagaing, Lashio, Bago,... Một đứa trẻ 13 tuổi nằm trong số những người thiệt mạng tại Sagaing. Ảnh: CNA. |
Tuy nhiên, Chính quyền quân sự Myanmar chưa lên tiếng về số người thiệt mạng trong ngày 27/3. Ảnh: CNA. |
Trong diễn biến liên quan vào ngày 27/3, Aryani Manring, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar, cho biết một vụ nổ súng đã diễn ra tại Trung tâm Mỹ ở thành phố Yangon. Ảnh: Dấu vết của đạn bắn trên cửa sổ của Trung tâm Mỹ ở Yangon ngày 27/3. Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên, không có ghi nhận thương vong nào sau vụ nổ súng. Hiện, các nhà chức trách đang mở cuộc điều tra vụ việc. Được biết, Trung tâm Mỹ là cơ sở thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Myanmar. Ảnh: Biểu tình phản đối chính quyền quân sự tại Sagaing hôm 27/3. Ảnh: Myanmar Now. |
Hãng thông tấn Reuters ước tính, tổng số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar từ ngày 1/2 cho đến nay đã vượt quá 400 người. Ảnh: Reuters. |
Hôm 26/3, truyền hình nhà nước Myanmar cảnh báo người biểu tình có nguy cơ "bị bắn vào đầu và lưng" nếu chống lại lực lượng an ninh nước này. Ảnh: Reuters. |
Bất chấp cảnh báo, đám đông người biểu tình vẫn xuống đường ở Yangon, Mandalay và nhiều thị trấn khác. Ảnh: Reuters. |
Những chiếc lốp xe bị đốt trên đường phố trong cuộc biểu tình ở Mandalay ngày 27/3. Ảnh: Reuters. |