Cầu Thăng Long "đóng cửa", cấm phương tiện đi lại từ tháng 7/2020

Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho báo điện tử VTC News biết, trong tháng 7 tới, sẽ đóng cửa hoàn toàn cầu Thăng Long để sửa chữa.

Theo ông Huyện, trong tháng 7 tới sẽ thi công sửa chữa cầu Thăng Long. Thời gian sửa chữa dự kiến sẽ kéo dài hết năm 2020. Tổng cục Đường bộ sẽ cấm lưu thông hoàn toàn qua cây cầu này, đóng cửa toàn bộ cầu Thăng Long. Đồng thời xây dựng phương án tổ chức giao thông, phân luồng các phương tiện di chuyển qua cầu Nhật Tân.
Cau Thang Long
Nhiều đoạn trên cầu Thăng Long xuất hiện tình trạng lún, nứt, lồi lõm, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh: báo tin tức). 
Việc thi công sửa chữa sẽ lập mái che bằng tôn để tránh những vấn đề thời tiết mưa, nắng gây bất lợi trong quá trình thực hiện dự án.
Về nhà thầu thực hiện dự án, ông Huyện cho biết, hiện chưa có nhà thầu nào nộp hồ sơ. Nhưng ở nhiều dự án trước đây từng làm thì nhà thầu có thể quyết định tham gia vào phút cuối.
Được biết, hiện Tổng cục Đường bộ đã mở thầu đợt 1 được 10 ngày, nếu không có nhà thầu nào tham gia thì sẽ mở tiếp đợt 2.
Về công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long, ông Huyện cho biết sẽ sử dụng công nghệ Châu Âu và là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Được biết, tổng mức đầu tư Dự án sửa chữa cầu Thăng Long là gần 270 tỷ đồng.
Cầu Thăng Long khánh thành vào năm 1985, với 2 tầng đi chung cả đường sắt và đường bộ, mặt cầu đã được thảm lại toàn bộ tầng 2 bằng công nghệ của Mỹ từ năm 2009. Tuy nhiên đến nay, lớp bê tông nhựa mặt cầu đã bị xô dồn, nứt ngang mặt do độ dính bám giữa bê tông nhựa mới và bản thép phía dưới không đạt yêu cầu.
Tháng 9/2018, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã mời đoàn chuyên gia Nga tham gia trực tiếp khảo sát mặt cầu, song đến nay vẫn chưa đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Hàng loạt vết nứt, "ổ gà", "sống trâu" tiếp tục xuất hiện, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Đến tháng 4/2020, Bộ GTVT tải tiếp tục gửi văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa cầu Thăng Long để hoàn thành trong tháng 9/2020, đưa vào khai thác đồng bộ với dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội).

Tai nạn liên hoàn trên cầu Thăng Long, 1 người chết

(Kiến Thức) - Chiếc xe chở rác đang di chuyển trên đường, khi đến cầu Thăng Long bất ngờ đâm liên tiếp hai xe máy, 1 xe taxi. Hậu quả làm một người chết tại chỗ.

Thông tin về vụ tai nạn liên hoàn trên cầu Thăng Long xảy ra vào khoảng 16h15 ngày 27/9, tại khu vực cuối cầu Thăng Long (hướng từ huyện Đông Anh đi quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).
Theo một số nhân chứng, thời điểm trên chiếc xe chở rác mang BKS 29C - 176.06 di chuyển từ Đông Anh đi Cầu Giấy. Tuy nhiên, đang di chuyển thì bất ngờ đâm trực diện hai xe máy đỗ bên đường, rồi  lao tiếp vào một xe taxi lưu thông cùng chiều.

Thủ tướng lưu ý các bộ có trụ sở mới thì phải trả lợi chỗ cũ

Thủ tướng nhắc nhở Bộ Xây dựng sớm trình phương án xây dựng, di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ. Ông cũng lưu ý các bộ đã có trụ sở mới rồi thì phải trả lại trụ sở cũ, tuân thủ chủ trương quy hoạch Hà Nội.

Theo Thủ tướng, thành công của cả nước có sự đóng góp quan trọng của ngành xây dựng với các chỉ số về hạ tầng kỹ thuật, đô thị, nhà ở đều tăng. Ông nhận định việc quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị đã có chuyển biến, nề nếp hơn. Tình trạng công trình kém, rủi ro về chất lượng được kịp thời ngăn ngừa, khắc phục.

"Công tác thanh tra xây dựng được tăng cường. Số lượng công trình, xử lý công trình sai phép tăng cao hơn 2016", người đứng đầu Chính phủ cho biết.

'Quy hoạch xây dựng còn lung tung, tự tiện'

“Bất động sản là kênh quan trọng với tăng trưởng. Tôi nói để nhấn mạnh vị trí của bất động sản, không chỉ riêng nước ta. Chúng ta đã thu hút 3,3 triệu tỷ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Dư nợ đang là 447.000 tỷ đồng. Đây là một kênh tăng trưởng quan trọng”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Theo Thủ tướng, Bộ Xây dựng cũng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bước đầu thực hiện tốt chính sách về nhà ở xã hội. Bộ cũng thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và có giải pháp đề xuất với Chính phủ, phù hợp với tình hình, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thủ tướng cũng đánh giá cao sự phát triển của công nghiệp xây dựng, đổi mới công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Ông nhấn mạnh không phân biệt Nhà nước với tư nhân và coi trọng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp. Thủ tướng vui mừng vì ngày càng có nhiều công trình đẹp xuất hiện.

Với các tồn tại, người đứng đầu Chính phủ cũng nói thẳng. Theo ông, Bộ Xây dựng còn "nhiều vấn đề đặt ra trước mắt".

Đầu tiên, ông cho biết ngành xây dựng năm 2017 tăng trưởng khá nhưng thấp hơn khá nhiều mức 10% của năm 2016 và điều này cần được mổ xẻ, phân tích thấu đáo. “Lĩnh vực xây dựng lớn như thế sao lại đạt thấp”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, việc xây dựng thể chế được tích cực xây dựng nhưng còn chậm, còn nhiều bức xúc, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng cũng cho biết chất lượng một số đồ án quy hoạch thấp, chưa thể hiện tầm nhìn, có đồ án vừa được duyệt đã không hợp lý. 

“Có trường hợp điều chỉnh quy hoạch còn lung tung, tự tiện. Chủ đầu tư thuyết phục thay đổi quy hoạch. Đặc biệt, vấn đề xây dựng, quản lý quy hoạch ở nông thôn còn bất cập”, ông nói.

Thủ tướng cho rằng việc quy hoạch ở một số nơi còn tự tiện, chủ đầu tư còn xin thay đổi quy hoạch. Ảnh: Tiến Tuấn.
 Thủ tướng cho rằng việc quy hoạch ở một số nơi còn tự tiện, chủ đầu tư còn xin thay đổi quy hoạch. Ảnh: Tiến Tuấn.

Quy hoạch, quản lý các trung tâm đô thị lớn, theo đánh giá của Thủ tướng, cũng còn nhiều bất cập. Ông nhấn mạnh chính quyền Hà Nội, TP.HCM không cần thiết phải đẩy lên Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, cần thực hiện đúng thẩm quyền thực hiện vấn đề này.

Tiếp đó, cơ cấu hàng hóa bất động sản đã được điều chỉnh, xử lý nhưng chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm cao cấp, thiếu nhà giá rẻ và trung bình. Đặc biệt, toàn xã hội chưa quan tâm đúng mức phát triển nhà ở xã hội.

Thứ sáu, vật liệu còn một số hạn chế bất cập. “Vật liệu không nung chưa được quan tâm đúng mức. Nhất là việc xử lý chất thải rắn tại cơ sở sản xuất vật liệu. Tình trạng ô nhiễm môi trường, an toàn khi khai thác vật liệu. Vấn đề khai thác cát cũng nổi lên trong năm 2017”, Thủ tướng nói.

Thứ bảy, người đứng đầu Chính phủ nhận xét công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, cần được đẩy mạnh hơn.

'Bộ trưởng cần chống nhũng nhiễu trong cả hệ thống'

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới, Thủ tướng chỉ ra hàng loạt vấn đề và yêu cầu Bộ Xây dựng cần cố gắng hơn.

Ông yêu cầu Bộ cần xem xét lại việc thực hiện nghị quyết của Đại hội 12, thực hiện phương châm 10 chữ vàng mà Chính phủ đặt ra đầu năm mới, tiếp tục tạo chuyển biến hơn nữa, thực chất hơn nữa trong cơ cấu ngành xây dựng. Tốc độ tăng trưởng khu vực xây dựng năm 2018 phấn đấu là 9,2%.

Thủ tướng nhấn mạnh ngành xây dựng cần đóng góp để Việt Nam trở thành con hổ trong tương lai. Ảnh: Lê Quân.
 Thủ tướng nhấn mạnh ngành xây dựng cần đóng góp để Việt Nam trở thành con hổ trong tương lai. Ảnh: Lê Quân.

Bên cạnh những yêu cầu về tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển đô thị quốc gia..., Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng cần nâng cao công tác quy hoạch, giải quyết bất cập. Ông nhấn mạnh Bộ cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để khắc phục tình trạng quy hoạch treo. “Đừng để quyết định một đường mà thực hiện một nẻo. Cần có một chỉ thị tăng cường phát triển công tác quy hoạch, tôn trọng quy hoạch”, ông nói.

Thủ tướng nhắc nhở Bộ Xây dựng sớm trình phương án xây dựng, di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ. Ông cũng lưu ý các bộ đã có trụ sở mới rồi thì phải trả lại trụ sở cũ, tuân thủ chủ trương quy hoạch Hà Nội.

Bộ Xây dựng cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát xây dựng trật tự đô thị, giao thông đô thị, tăng cường chất lượng công trình, đẩy mạnh thanh tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm, đặc biệt là những dự án dư luận quan tâm. Bộ cũng cần quan tâm, kiểm soát thị trường bất động sản, không để xảy ra hiện tượng bất thường, bong bóng, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô.

Cuối cùng, Thủ tướng mong Bộ Xây dựng cần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn theo phương châm hành động của Chính phủ. “Bộ trưởng cần chống nhũng nhiễu trong cả hệ thống. Bộ cần gần gũi địa phương, sát doanh nghiệp, để lắng nghe hơi thở của họ. Bộ Xây dựng phải đóng góp để Việt Nam trở thành một con hổ trong tương lai gần”, người đứng đầu Chính phủ nói.

Tin mới