Cầu Thủ Thiêm 4 hơn 6.000 tỷ sẽ thực hiện theo hợp đồng BOT

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư), loại Hợp đồng Kinh doanh - Khai thác - Chuyển giao (BOT).

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình Hội đồng Thẩm định Thành phố tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

Theo đó, dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn và phần đường dẫn hai đầu cầu với quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp) với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,16 km.

Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ bắt đầu từ trước giao lộ Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 (cách nút giao khoảng 200m về hướng đi quốc lộ 1), đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh đến ngã tư giao với Huỳnh Tấn Phát thì rẽ trái, kết nối vào đường Lưu Trọng Lư - vị trí quy hoạch cầu Thủ Thiêm 4, cắt qua khu cảng Tân Thuận.

Sau đó, cầu sẽ vượt qua sông Sài Gòn và kết nối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại đường trục Bắc Nam, kết thúc tại nút giao thông đường Nguyễn Cơ Thạch và đường R4 (TP Thủ Đức).

Dự án thuộc nhóm A do HĐND TPHCM quyết định chủ trương đầu tư. Người quyết định đầu tư dự án là Chủ tịch UBND TPHCM.

Theo dự toán sơ bộ, tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 6.030 tỷ đồng (bao gồm lãi vay 320 tỷ đồng). Trong đó, vốn ngân sách thành phố khoảng 2.826,3 tỷ đồng (chiếm 49,5% tổng mức đầu tư, không bao gồm lãi vay). Vốn BOT khoảng 2.883,4 tỷ đồng (chiếm 50,5% tổng mức đầu tư, không bao gồm lãi vay).

Dự án được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) - loại Hợp đồng Kinh doanh - Khai thác - Chuyển giao (BOT). Thời gian khởi công dự kiến là vào năm 2025, hoàn thành vào năm 2028. Ước tính, thời gian thu phí khoảng 18 năm 8 tháng (từ năm 2028 đến năm 2048).

Cau Thu Thiem 4 hon 6.000 ty se thuc hien theo hop dong BOT

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4. Ảnh: Sở GTVT TPHCM

Theo Sở GTVT TPHCM, hiện nay, các công trình hạ tầng giao thông chính trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm gồm 4 tuyến đường chính, hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc,... đã cơ bản hoàn thành (dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2025).
Bên cạnh việc đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung toàn Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, hình thành một hệ thống giao thông thuận tiện, thông thoáng hiện đại để thu hút đầu tư, phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển nhanh Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, TPHCM cần phải sớm đầu tư xây dựng hệ thống các cầu kết nối giao thông Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm thành phố hiện hữu và Khu đô thị Nam thành phố.
Hiện nay, Khu Đô thị mới Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với Khu trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh, chưa kết nối được với quận 4, quận 7 và Khu đô thị Nam thành phố. Do vậy, dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 được TPHCM xác định là dự án trọng điểm, cấp bách, cần ưu tiên đầu tư để dần đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc đầu tư sớm dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giảm áp lực giao thông cho trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư - đường Bến Nghé, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, khu công nghiệp Tân Thuận,…
Ngoài ra, việc đầu tư thực hiện công trình này còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển du lịch, thúc đẩy và phát triển nhanh Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới phía Nam Thành phố, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của TPHCM.

Những 'siêu' dự án hạ tầng của TP.HCM chưa thể về đích

Dự án ngăn triều gần 10.000 tỷ đồng, metro số 1, đường vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 2… là những 'siêu' dự án hạ tầng chưa thể cán đích sau nhiều năm khởi công.

'Siêu dự án' ngăn triều gần 10.000 tỷ tiếp tục lỡ hẹn

Dự án này có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Diện mạo cầu Thủ Thiêm 2 trước ngày thông xe

Cầu Thủ Thiêm 2 đang được hoàn thiện mặt đường cùng các hạng mục cuối cùng trước khi bước vào giai đoạn thử tải vào cuối tháng 3 và thông xe vào tháng 4

Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe
 Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 và TP Thủ Đức được khởi công từ năm 2015, tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Tháng 9/2021, cầu hợp long và dự kiến hoàn thành, thông xe vào dịp 30/4.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-2
Những ngày cuối tháng 3, mặt cầu đã được thảm nhựa hoàn thiện. Theo đại điện Công ty CP đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (nhà đầu tư), phần cầu chính có thiết kế dây văng với sơ đồ nhịp không đối xứng.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-3
Ở phía bờ TP Thủ Đức, công nhân thi công lắp đặt khe co giãn cuối cùng của cầu.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-4
Công nhân đang khoan đục để tạo vị trí lấp đặt khe co giãn. Khe đồng thời được cấu tạo để chống ồn khi phương tiện lưu thông qua cầu.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-5
Lối đi cầu Thủ Thiêm 2 hướng từ quận 1 đang được rải thảm nhựa, thi công hoàn thiện mặt đường.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-6
 Theo nhà đầu tư, đến hiện tại, công trình đã hoàn thành các gói thầu xây lắp. Các nhà thầu đang tập trung thảm nhựa mặt cầu đối với hai nhánh rẽ N1, thi công điện chiếu sáng, cây xanh cảnh quan, tổ chức giao thông...
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-7
Tuyến đường R12 dài 315 m, có lộ giới 36,2 m, quy mô 6 làn xe, tốc độ lưu thông 60 km/h - kết nối trực tiếp cầu Thủ Thiêm 2
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-8
Anh Phùng Đức Quang (33 tuổi, công nhân) cho biết đã làm việc tại công trình gần 3 năm. "Trong 2 năm dịch bệnh kéo dài nhưng tôi vẫn được làm việc và có tiền trang trải cuộc sống. Trước đó công trình bị gián đoạn không ít lần vì chưa có mặt bằng thi công, nhưng khó khăn cũng được giải quyết nhanh nên công trường thi công trở lại và hoàn thành như bây giờ", nam công nhân nói khi đang mài nhẵn dải phân cách của cầu. 
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-9
Nhánh N2 với 2 làn xe (nhánh kẹp bên hông của nhánh chính xuống đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh) đã được hoàn thành trải thảm nhựa 2 lớp. 
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-10

Phía bên phải cầu, mặt đường Tôn Đức Thắng hướng về quận 1, công nhân đang thi công lát gạch nền, tái lập hoàn trả hiện trạng tuyến đường.

Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-11
 Góc nhìn trên cao từ cầu Thủ Thiêm 2 về trung tâm TP.HCM. Nơi đây, người dân có thể quan sát các tòa nhà biểu tượng của thành phố.
Dien mao cau Thu Thiem 2 truoc ngay thong xe-Hinh-12
 Cầu Thủ Thiêm 2 khi hoàn thành đóng vai trò kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn vào giờ cao điểm.

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Gấp rút trải thảm nhựa, lắp con lươn cầu Thủ Thiêm 2. (Nguồn: PLO)

Tin mới