'Cây cô đơn' chết mòn ở khắp nơi

'Cây cô đơn' chết mòn ở khắp nơi

Trái với tên gọi, những cây đơn độc lại là điểm thu hút đông người tò mò kéo đến check-in, chụp ảnh. Một số cây thậm chí bị bàn tay con người phá hủy.

Xem toàn bộ ảnh
Cây có tên gọi Tree of Life ( cây của sự sống) hay còn được gọi là Shajarat-al-Hayat ở Bahrain được coi là điều bí ẩn ở Trung Đông. Cách Askar 10 km và khoảng 3,5 km về phía tây với Jaww, "cây nguồn của sự sống" có tuổi đời trên 400 năm mặc dù còn xung quanh chỉ toàn cát và hầu như không hề có nước. Nó còn là một địa điểm du lịch địa phương nổi tiếng vì là cây lớn duy nhất trong khu vực này có thể nhìn thấy từ xa. Trung bình, có khoảng 50.000 du khách mỗi năm tới đây và phần vỏ cây thường bị sứt mẻ do bàn tay con người.
Cây có tên gọi Tree of Life ( cây của sự sống) hay còn được gọi là Shajarat-al-Hayat ở Bahrain được coi là điều bí ẩn ở Trung Đông. Cách Askar 10 km và khoảng 3,5 km về phía tây với Jaww, "cây nguồn của sự sống" có tuổi đời trên 400 năm mặc dù còn xung quanh chỉ toàn cát và hầu như không hề có nước. Nó còn là một địa điểm du lịch địa phương nổi tiếng vì là cây lớn duy nhất trong khu vực này có thể nhìn thấy từ xa. Trung bình, có khoảng 50.000 du khách mỗi năm tới đây và phần vỏ cây thường bị sứt mẻ do bàn tay con người.
Vào những thập kỷ trước, những kẻ phá hoại bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng bằng cách khắc tên lên cây. Thậm chí, "cây nguồn của sự sống" còn từng chịu cảnh bị người lạ châm lửa đốt. Năm 2013, chính phủ Bahrain đã can thiệp bằng cách dựng một hàng rào bê tông bao quanh thân cây, ngăn người tham quan đến quá gần.
Vào những thập kỷ trước, những kẻ phá hoại bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng bằng cách khắc tên lên cây. Thậm chí, "cây nguồn của sự sống" còn từng chịu cảnh bị người lạ châm lửa đốt. Năm 2013, chính phủ Bahrain đã can thiệp bằng cách dựng một hàng rào bê tông bao quanh thân cây, ngăn người tham quan đến quá gần.
Vào những thập kỷ trước, những kẻ phá hoại bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng bằng cách khắc tên lên cây. Thậm chí, "cây nguồn của sự sống" còn từng chịu cảnh bị người lạ châm lửa đốt. Năm 2013, chính phủ Bahrain đã can thiệp bằng cách dựng một hàng rào bê tông bao quanh thân cây, ngăn người tham quan đến quá gần.
Vào những thập kỷ trước, những kẻ phá hoại bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng bằng cách khắc tên lên cây. Thậm chí, "cây nguồn của sự sống" còn từng chịu cảnh bị người lạ châm lửa đốt. Năm 2013, chính phủ Bahrain đã can thiệp bằng cách dựng một hàng rào bê tông bao quanh thân cây, ngăn người tham quan đến quá gần.
Nguyên nhân đến từ việc loạt du khách kéo đến leo trèo, chụp ảnh. Hòn đảo vốn chỉ có độc một cái cây cô đơn này, không có người cư trú. Với diện tích vỏn vẹn vài m2, nơi này chỉ có thể đón 5 khách du lịch một lúc. Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, cái cây này thu hút một lượng người tò mò, muốn chụp ảnh check-in kéo đến. Chính quyền địa phương đang tìm cách cứu cây sống sót.
Nguyên nhân đến từ việc loạt du khách kéo đến leo trèo, chụp ảnh. Hòn đảo vốn chỉ có độc một cái cây cô đơn này, không có người cư trú. Với diện tích vỏn vẹn vài m2, nơi này chỉ có thể đón 5 khách du lịch một lúc. Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, cái cây này thu hút một lượng người tò mò, muốn chụp ảnh check-in kéo đến. Chính quyền địa phương đang tìm cách cứu cây sống sót.
Một điểm du lịch nổi tiếng ở xứ Wales là cây cô đơn Llanberis, nằm trong vườn quốc gia Snowdonia. Theo Guardian, cây bạch dương này nổi tiếng đến mức luôn đông đúc du khách thay vì đơn độc như biệt danh của mình. Nếu không có Llanberis, khu vực rừng quốc gia sẽ hoang vắng bởi mọi người thường dành sự quan tâm đến những lâu đài gần đó.
Một điểm du lịch nổi tiếng ở xứ Wales là cây cô đơn Llanberis, nằm trong vườn quốc gia Snowdonia. Theo Guardian, cây bạch dương này nổi tiếng đến mức luôn đông đúc du khách thay vì đơn độc như biệt danh của mình. Nếu không có Llanberis, khu vực rừng quốc gia sẽ hoang vắng bởi mọi người thường dành sự quan tâm đến những lâu đài gần đó.
Tuy nhiên, "cây cô đơn" Llanberis đã trở thành nạn nhân của chính sự nổi tiếng. Từ năm 2020 cho đến hiện tại, nhiều người chứng kiến các cành cây bị gãy và đơn vị quản lý rừng quốc gia không có biện pháp hạn chế khách du lịch.
Tuy nhiên, "cây cô đơn" Llanberis đã trở thành nạn nhân của chính sự nổi tiếng. Từ năm 2020 cho đến hiện tại, nhiều người chứng kiến các cành cây bị gãy và đơn vị quản lý rừng quốc gia không có biện pháp hạn chế khách du lịch.
Tồn tại gần 3 thế kỷ giữa sa mạc và được mệnh danh là cây "cô đơn" nhất thế giới, cây keo Ténéré ở sa mạc Sahara (Nigeria) sống sót nhờ bộ rễ đâm sâu 35 m xuống nguồn nước ngầm. Trong vòng bán kính 400 km, nó là cây xanh duy nhất. Ténéré trở thành biểu tượng, được các đoàn du mục sử dụng làm cột mốc để định hướng cho các chuyến đi khám phá.
Tồn tại gần 3 thế kỷ giữa sa mạc và được mệnh danh là cây "cô đơn" nhất thế giới, cây keo Ténéré ở sa mạc Sahara (Nigeria) sống sót nhờ bộ rễ đâm sâu 35 m xuống nguồn nước ngầm. Trong vòng bán kính 400 km, nó là cây xanh duy nhất. Ténéré trở thành biểu tượng, được các đoàn du mục sử dụng làm cột mốc để định hướng cho các chuyến đi khám phá.
Tuy nhiên, 2 tai nạn do con người gây ra cách nhau khoảng 3 thập kỷ đã chấm dứt sự sống của Ténéré. Thập kỷ 40 của thế kỷ trước, 1 trong 2 thân cây bị gãy sau khi một tài xế đâm vào. Người này cắt thân gãy đi để che giấu sự việc. Đến năm 1973, thân cây còn lại bị một người Libya đâm phải, khiến cây chết hẳn.
Tuy nhiên, 2 tai nạn do con người gây ra cách nhau khoảng 3 thập kỷ đã chấm dứt sự sống của Ténéré. Thập kỷ 40 của thế kỷ trước, 1 trong 2 thân cây bị gãy sau khi một tài xế đâm vào. Người này cắt thân gãy đi để che giấu sự việc. Đến năm 1973, thân cây còn lại bị một người Libya đâm phải, khiến cây chết hẳn.
Những gì còn lại của cây được đưa về Bảo tàng Quốc gia Niger ở Niamey vào cuối năm đó. Tại vị trí của cây cũ, một đài tưởng niệm làm bằng sắt, với hình dáng giống cột ăng-ten được dựng lên, làm điểm đến thay thế cho các du khách.
Những gì còn lại của cây được đưa về Bảo tàng Quốc gia Niger ở Niamey vào cuối năm đó. Tại vị trí của cây cũ, một đài tưởng niệm làm bằng sắt, với hình dáng giống cột ăng-ten được dựng lên, làm điểm đến thay thế cho các du khách.
Năm 2018, cây đơn độc tại hồ Wanaka (New Zealand) cũng không còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ như những hình ảnh ngoạn mục xuất hiện trên mạng xã hội. Theo CNTraveler, cây liễu mọc lên từ hồ, mực nước khá thấp để con người có thể đi bộ qua và trèo lên cây. Điều này khiến loài cây thân giòn này phải gồng gánh khối lượng lớn, dẫn đến gãy đổ nhiều cành. Trong khi đó, cây sinh trưởng chậm do rễ ngập hoàn toàn trong nước lạnh, những phần hư hại rất khó tái sinh.
Năm 2018, cây đơn độc tại hồ Wanaka (New Zealand) cũng không còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ như những hình ảnh ngoạn mục xuất hiện trên mạng xã hội. Theo CNTraveler, cây liễu mọc lên từ hồ, mực nước khá thấp để con người có thể đi bộ qua và trèo lên cây. Điều này khiến loài cây thân giòn này phải gồng gánh khối lượng lớn, dẫn đến gãy đổ nhiều cành. Trong khi đó, cây sinh trưởng chậm do rễ ngập hoàn toàn trong nước lạnh, những phần hư hại rất khó tái sinh.
Để ngăn chặn tình trạng hư hỏng thêm, Tổng cục Du lịch New Zealand phải lắp đặt các biển cảnh báo cấm leo trèo viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung xung quanh cây nổi tiếng. Chính quyền địa phương loại bỏ phương án lắp đặt hàng rào xung quanh bởi lo ngại làm mất đi vẻ đẹp của tự nhiên
Để ngăn chặn tình trạng hư hỏng thêm, Tổng cục Du lịch New Zealand phải lắp đặt các biển cảnh báo cấm leo trèo viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung xung quanh cây nổi tiếng. Chính quyền địa phương loại bỏ phương án lắp đặt hàng rào xung quanh bởi lo ngại làm mất đi vẻ đẹp của tự nhiên

GALLERY MỚI NHẤT