Cây cũng biết 'thét'

Nghiên cứu cho thấy khi bị mất nước hoặc cắt bỏ thân, một số thực vật có thể phát ra tiếng nổ siêu âm gần giống bóp xốp bong bóng.

Một cái cây được đưa vào thí nghiệm ghi âm của nhóm nghiên cứu. Ảnh: Tel Aviv University.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Cell, các nhà khoa học từ Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết khi thiếu nước hoặc bị cắt tỉa, thực vật sẽ phát ra những "thiết thét" ngắt quãng với tần số cực cao, nằm ngoài phạm vi mà con người nghe được.

Các nhà nghiên cứu đã bố trí micro xung quanh một số cây cà chua (Solanum lycopersicum) và cây thuốc lá (Nicotiana tabacum). Chúng được đặt trong hộp cách âm theo điều kiện nhà kính, một số cây được chăm sóc khỏe mạnh, phần còn lại bị đưa vào trạng thái mất nước hoặc cắt bỏ thân.

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu thậm chí đặt micro cạnh một chậu đất (không có cây) để đảm bảo đất không phát ra âm thanh.

Kết quả, những cái cây khỏe mạnh "thét" trung bình ít hơn một lần mỗi giờ. Cây mất nước hoặc bị cắt thân phát ra khoảng 11-35 tiếng động, tùy vào loại và tác nhân ảnh hưởng.

Cụ thể, những cây cà chua bị mất nước phát ra tiếng động nhiều nhất, một số cây thậm chí "thét" hơn 40 lần/giờ.

Khi hạ xuống phạm vi tần số mà con người có thể nghe được, âm thanh của chúng giống như tiếng bóp vào màng xốp bong bóng.

Những tiếng động còn được nhóm nghiên cứu đưa vào thuật toán máy học. Kết quả cho thấy mô hình có tỷ lệ thành công 70% trong việc phân biệt âm thanh từ các loại cây với yếu tố tác động khác nhau.

Mô hình AI khác có thể phân biệt cây cà chua khỏe mạnh với cây bị mất nước, độ chính xác hơn 80%. Trong khi đó, một mô hình có thể cho biết giai đoạn mất nước của cây, tỷ lệ chính xác khoảng 80%.

Nhà nghiên cứu dùng micro để ghi tiếng động phát ra từ cây. Ảnh: Tel Aviv University.

Để tăng độ tin cậy, nhóm nghiên cứu đã ghi thành công "tiếng thét" từ cây cà chua nhiễm virus khảm thuốc lá, bên cạnh hàng loạt cây như lúa mì (Triticum aestivum), ngô (Zea mays) và xương rồng (Mammillaria spinosissima).

Con người không thể nghe âm thanh này nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết nhiều động vật có vú, côn trùng với thính giác tốt có thể nghe và phản ứng với những tiếng động cách 3-5 m. Trong bài nghiên cứu, các micro được đặt cách cây khoảng 10 cm.

Nhóm nghiên cứu cho biết trong tương lai, con người có thể khai thác micro và AI để theo dõi cây trồng, từ đó phát hiện dấu hiệu mất nước hoặc bị bệnh.

"Phát hiện này có thể thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về thế giới thực vật, vốn được xem là gần như im lặng", nhóm tác giả chia sẻ.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Nhà máy nước sông Đà hoạt động trở lại, trăm hộ dân vẫn khát nước

Dù Nhà máy nước sạch sông Đà hoạt động trở lại từ trưa ngày 22/9, nhưng tới ngày 23/9, hàng trăm hộ dân ở chung cư Hateco Apollo Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bị mất nước sạch.

Ngày 23/9, hàng trăm hộ dân sống ở chung cư Hateco Apollo Xuân Phương vẫn sống trong cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước sạch của cư dân ở chung cư Hateco Apollo (quận Nam Từ Liêm) do Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp.

Anh Minh Chiến, cư dân sống ở chung cư Hateco Apollo cho biết, việc bị mất nước khiến cuộc sống gia đình anh bị đảo lộn. Trong ngày 23/9, vợ con anh phải di tản sang nhà người thân ở nhờ chờ đến khi chung cư Hateco Apollo mới về.

Nha may nuoc song Da hoat dong tro lai, tram ho dan van khat nuoc
Cư dân chung cư Hateco Apollo phải đi lấy từng xô nước về sinh hoạt. Ảnh: PT.

Ngày 23/9, Ban quản lý chung cư Hateco Apollo đã cho đặt các téc nước ở khuôn viên các tòa nhà để người dân xuống lấy nước về sinh hoạt. Anh Minh Chiến cùng các hộ dân ở đây phải xếp hàng gần một tiếng mới lấy được nước về nhà dùng tạm.

Đại diện Ban Quản lý chung cư Hateco Apollo cho biết, chiều 22/9 đã nhận được thông báo nước sạch được cấp trở lại. Tuy nhiên, đến nay khu chung cư này vẫn chưa có nước.

Ông Nguyễn Xuân Quý - Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà cho biết, sau sự cố môi trường, nhà máy đã hoạt động trở lại từ đầu giờ chiều ngày 22/9. Về mặt kỹ thuật, khoảng 2 tiếng sau khi nhà máy hoạt động trở lại, nước sẽ về tới nội thành Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Xuân Quý, sau khi nhà máy tạm dừng hoạt động, nhu cầu bơm nước vào bể chứa của các hộ dân cũng như toà nhà tăng cao nên cần thời gian để nguồn cung ổn định.

“Kinh nghiệm cho thấy khi nhà máy hoạt động trở lại, có những vùng được cấp nước ngay. Nhưng cũng có những nơi phải 1-2 ngày nguồn nước mới ổn định trở lại”, ông Nguyễn Xuân Quý nói thêm.

Nha may nuoc song Da hoat dong tro lai, tram ho dan van khat nuoc-Hinh-2
Việc Nhà máy nước sạch sông Đà gặp sự cố khiến hàng trăm hộ dân ở chung cư Hateco Apollo bị ảnh hưởng. Ảnh: PT.

Trước đó, khoảng 19h ngày 21/9, Nhà máy nước sạch sông Đà (TP Hòa Bình) tạm dừng hoạt động do phát hiện một chiếc xe tải rơi xuống dòng suối Cun (xã Quang Tiến, TP Hòa Bình) đe dọa đến chất nước nguồn nước đầu vào của nhà máy.

Vị trí xe tải lật nằm cách cửa kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch Sông Đà khoảng 1,8km. Nước từ suối Cun chảy xuống suối Bằng, rồi về hồ Đầm Bài - nơi cung cấp nguồn nước thô cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.

Việc Nhà máy nước sạch sông Đà tạm dừng hoạt động khiến hàng vạn hộ dân phía Tây Hà Nội có nguy cơ mất nước nếu sự cố môi trường không được khắc phục kịp thời.

Đến khoảng 13h30 ngày 22/9, Nhà máy nước sạch sông Đà (TP Hòa Bình) được vận hành trở lại sau gần một ngày tạm dừng hoạt động. Theo đánh giá của các đơn vị kiểm định, chất lượng nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà đảm bảo tiêu chuẩn.

Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp trung bình 250.000 - 260.000 m3/ngày đêm cho 250.000 hộ dân ở quận phía Tây Hà Nội như Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm.

Chung cư Hà Nội mất nước, ảnh chế tràn ngập cõi mạng

Những bức ảnh chế chung cư Hà Nội mất nước trở thành tâm điểm được chú ý trên mạng cuối tuần qua.

Chung cu Ha Noi mat nuoc, anh che tran ngap coi mang
 Mới đây, nhiều chung cư Hà Nội mất nước khiến nhiều cư dân phải sắp xếp công việc để ở nhà tranh thủ hứng nước mang lên tầng cao để sinh hoạt.

Tin mới