Cây dẻ nghìn tuổi báu vật của đỉnh núi Pờ Ma Lung

Trên đỉnh Pờ Ma Lung, bản Nà Đoọng, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có hàng vạn cụ dẻ nghìn tuổi vẫn đứng vững trãi trước báo táp mưa sa.

Cây dẻ nghìn tuổi báu vật của đỉnh núi Pờ Ma Lung
Xung quanh đỉnh Pờ Ma Lung – bức tường biên giới Việt – Trung rừng già còn ngút ngàn. Lớp lớp các tầng cây bụi, dây leo, cây cổ thụ đã tạo thành tầng cây ken dày. Thảm thực vật dày cả mét. Đây cũng là điều kiện lý tưởng để lớp cây cổ thụ quý hiếm ngày càng vươn cao.
Cây dẻ mọc nơi lưng chừng núi Pờ Ma Lung cao 2967m
 Cây dẻ mọc nơi lưng chừng núi Pờ Ma Lung cao 2967m
Trong rừng dẻ cổ thụ có một lão đại lâm mộc khổng lồ. Cây cao 20m, gốc cây rộng bằng 7 người ôm. Cây dẻ cổ thụ nghìn năm tuổi ở nơi này đã trở thành nơi nghỉ ngơi an toàn của nhiều người đi rừng. Sau cả nghìn nằm tồn tại, gốc cây dẻ cổ thụ đã bị rỗng và trở thành một cái giường êm ái cho ai muốn nghỉ ngơi.
Tán dẻ xòe rộng như một cái ô giữa trời.
 Tán dẻ xòe rộng như một cái ô giữa trời.
Gỗ dẻ gai là một trong những loại gỗ khó mà đánh đồng với các giống gỗ tự nhiên khác. Về công dụng của gỗ dẻ gai, gỗ dẻ gai vốn rất nổi tiếng, nó là loại gỗ duy nhất được dùng trong thiết kế nội thất cung điện, các công trình của những gia đình quyền quý triều nhà Minh, nhà Thanh. Gỗ dẻ gai vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị lịch sử rất cao.
Thợ đi rừng coi gốc dẻ coi ô trống ở gốc dẻ thành nơi nghỉ ngơi an toàn.
 Thợ đi rừng coi gốc dẻ coi ô trống ở gốc dẻ thành nơi nghỉ ngơi an toàn.

Cận cảnh cây thủy tùng gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước (cây thủy tùng), huyện Ea Hleo (Đắk Lắk) hiện đang có tổng 161 cây, trong đó có nhiều cây gần 1.000 năm tuổi.

Cận cảnh cây thủy tùng gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Cận cảnh cây thủy tùng quý hiếm bậc nhất thế giới gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

Sự thật về cây độc cần nước gây "chết người trong gang tấc"

(Kiến Thức) - Cây độc cần nước thực ra là loại cây dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại cây giết chết nhiều người nhất ở đây.
 

Sự thật về cây độc cần nước gây "chết người trong gang tấc"
Cây độc cần nước còn có tên gọi khác là cây râu quỷ, cây hải ly độc. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Ảnh Khoahoc.
Cây độc cần nước còn có tên gọi khác là cây râu quỷ, cây hải ly độc. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Ảnh Khoahoc. 
Loài cây độc này thường mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m. Ảnh Ongbachau.
 Loài cây độc này thường mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m. Ảnh Ongbachau.
Cây có độc gây chết người này có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm. Ảnh Khoahocphattrien.
 Cây có độc gây chết người này có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm. Ảnh Khoahocphattrien.
Toàn thân cây độc cần nước đều chứa chất độc cicutoxin, nhưng chất độc tập trung nhiều nhất ở bộ phận rễ. Ảnh Quantrimang.
 Toàn thân cây độc cần nước đều chứa chất độc cicutoxin, nhưng chất độc tập trung nhiều nhất ở bộ phận rễ. Ảnh Quantrimang.
Chất cicutoxin có thể gây co giật mạnh, chuột rút, đau đớn, buồn nôn, run cơ. Những người sống sót sau khi bị nhiễm độc từ cây độc cần nước thường bị mất trí nhớ. Ảnh Utexas.
 Chất cicutoxin có thể gây co giật mạnh, chuột rút, đau đớn, buồn nôn, run cơ. Những người sống sót sau khi bị nhiễm độc từ cây độc cần nước thường bị mất trí nhớ. Ảnh Utexas.
Đặc biệt, thời điểm chất độc cicutoxin có độc tính cao nhất là mùa xuân, khi đó nó có thể đủ mạnh để giết chết một con bò. Ảnh Missouriplants.
 Đặc biệt, thời điểm chất độc cicutoxin có độc tính cao nhất là mùa xuân, khi đó nó có thể đủ mạnh để giết chết một con bò. Ảnh Missouriplants.
Cây này thường bị nhầm lẫn với cây củ cải vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người đã chết vì sự nhầm lẫn này. Ảnh Interhomeopathy.
Cây này thường bị nhầm lẫn với cây củ cải vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người đã chết vì sự nhầm lẫn này. Ảnh Interhomeopathy. 
Mời quý độc giả xem video: 10 loài cây cực độc gây chết người nên tránh xa

Loài cây có khả năng “sinh con” có ở nước ta là cây gì?

(Kiến Thức) - Cây vẹt đen có lẽ là loài cây kỳ lạ nhất khi có khả năng “sinh con” - một hiện tượng rất hiếm trong thế giới thực vật.
 

Loài cây có khả năng “sinh con” có ở nước ta là cây gì?
Cây vẹt đen mọc nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung và các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau. Ảnh Ydvn.
Cây vẹt đen mọc nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung và các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau. Ảnh Ydvn. 
Cây vẹt đen khác biệt với các loài cây khác ở chỗ nó là cây có khả năng “sinh con”, nghĩa là hạt giống của cây vẹt đen nảy mầm thành cây non ngay trên cây mẹ. Ảnh Wikimedia.
 Cây vẹt đen khác biệt với các loài cây khác ở chỗ nó là cây có khả năng “sinh con”, nghĩa là hạt giống của cây vẹt đen nảy mầm thành cây non ngay trên cây mẹ. Ảnh Wikimedia.
Khi đủ điều kiện, cây vẹt đen non này mới tách khỏi cây mẹ, cắm rễ xuống lớp bùn để phát triển thành cây con. Ảnh Cirad.
 Khi đủ điều kiện, cây vẹt đen non này mới tách khỏi cây mẹ, cắm rễ xuống lớp bùn để phát triển thành cây con. Ảnh Cirad.
Loài cây kỳ lạ này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh. Ảnh Staticflickr.

Loài cây kỳ lạ này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh. Ảnh Staticflickr. 

Gỗ cây vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường hoặc dùng trong xây dựng. Vỏ cây được dùng nhuộm lưới và thuộc da. Ảnh Northqueenslandplants.
 Gỗ cây vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường hoặc dùng trong xây dựng. Vỏ cây được dùng nhuộm lưới và thuộc da. Ảnh Northqueenslandplants.
Cây vẹt đen thường được trồng ven biển để chống xói mòn và tạo môi trường sống cho các loài động vật thủy sinh. Ảnh Phytoimages.
 Cây vẹt đen thường được trồng ven biển để chống xói mòn và tạo môi trường sống cho các loài động vật thủy sinh. Ảnh Phytoimages.
Mời quý độc giả xem video: Báo động sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật

Tin mới