Cây huýt sáo, quả phát nổ và những thực vật có “siêu năng lực"
Không chỉ con người hay động vật mới có những khả năng đặc biệt, nhiều loài cây hết sức lạ lùng khiến giới khoa học vô cùng kinh ngạc.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Hoa Xác thối là một trong những bông hoa lớn nhất thế giới thực vật và có siêu năng lực khiến con người buồn nôn dù đứng cách xa hàng chục mét!
Loài hoa này tỏa ra hương thơm nồng nặc đúng như tên gọi của nó – “Xác thối”, vốn là mùi hương ưa thích của những loài côn trùng mà nó muốn mời gọi!
Hoa lily xác chết có đường kính lên tới gần 1 mét sở hữu siêu năng lực là sống ký sinh, phát triển từ gốc rễ của vật chủ.
Loài thực vật này sống kí sinh trên thân cây gỗ của vật chủ. Hoa của loài này phát ra mùi xác thối để thu hút côn trùng đến thụ phấn.
Cây Vông đồng là một loài thực vật nguy hiểm, bởi lớp thân của chúng chi chít những gai nhọn cỡ lớn. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn sở hữu một loại siêu năng lực khác chính là loại quả “phát nổ”.
Sau khi đạt đến độ chín cần thiết, quả Vông Đồng có thể vỡ tung thành từng phần để phát tán hạt (có kèm theo tiếng nổ). Sức mạnh từ một vụ nổ như vậy có thể bắn hạt giống bay xa đến hơn 14 mét với tốc độ 70 mét/giây.
Cây Vachellia drepanolobium sinh trưởng và phát triển tại những cánh rừng khô ở châu Phi. Trên cành của Vachellia drepanolobium sẽ phát triển một số chiếc gai bất thường với phần cuống phình to và rỗng. Loài kiến sẽ tận dụng chính loại gai này để làm tổ bằng cách đục lỗ nhỏ trên đó.
Không khí có thể lọt vào khoang trống bên trong chiếc gai và tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo, giúp dọa những loài động vật gặm cành và lá cây đến gần.
Cây bạch đàn sở hữu siêu năng lực có thể sống sót tốt sau hỏa hoạn. Bạch đàn sử dụng lửa để phát tán hạt giống của nó. Các thân cây tự chống chọi với ngọn lửa, những thân cây này sau khi bị cháy sẽ tự tái sinh thay vì phân hủy.
Siêu năng lực của cây Nong Tằm chính là những chiếc lá nổi trên mặt nước có thể đỡ được cả một người trưởng thành của chúng.
Bí mật của sức mạnh này chính là nằm ở kết cấu đặc biệt của lá Nong Tằm. Lá của mỗi cây Nong Tằm sẽ có đường kính trên dưới 2,5 mét, nằm bên dưới mặt lá là một mạng lưới gân lá với kết cấu chịu lực và hơn hết là khả năng “bẫy” không khí, giúp cả chiếc lá khổng lồ có thể nổi dễ dàng trên mặt nước.
Cây nắp ấm thường mọc ở Madagascar, Đông Nam Á và Úc, là loài thực vật có khả năng "bắt" và tiêu hóa luôn côn trùng.
Những chiếc lá hình ấm của Nepenthes đóng vai trò là những cái bẫy thụ động. Mật hoa được tiết ra từ nắp bẫy thu hút côn trùng, sau đó con mồi sẽ bị rơi vào một lớp chất lỏng ở phía dưới đáy hoa nắp ấm. Không thể trốn thoát, con mồi sẽ bị tiêu hóa bởi các enzyme của loài cây ăn thịt này.