Cây kỳ lạ có khuôn mặt cau có hút du khách

(Kiến Thức) - Cây kỳ lạ ở công viên Blackheath, London, Anh gây ấn tượng với du khách bởi hình dáng khuôn mặt của một người khó chịu, luôn cau có.

Cây kỳ lạ có khuôn mặt cau có hút du khách

Một cây kỳ lạ ở nước Anh được gọi là cái cây cộc cằn nhất sau khi người qua đường phát hiện ra các mấu cây khác thường khiến nó trông giống như đang mang một khuôn mặt giận dữ.

Cay ky la co khuon mat cau co hut du khach
Nhìn vào các mấu cây trên thân cây sồi dễ liên tưởng tới hình ảnh của một gương mặt cau có. 
Thân cây trông giống như có hai mắt hoàn chỉnh cùng đồng tử mắt, một cái mũi và một cái miệng cau có.
Quái vật” có khuôn mặt cau có này là một cây sồi, được trồng trong công viên Blackheath ở Greenwich, phía đông nam London, Anh.
Cay ky la co khuon mat cau co hut du khach-Hinh-2
 Các mấu cây trồi ra ngoài như mắt, mũi, miệng.
Matt Higham, một nhân viên trong công viên cho biết: “Các mấu trên cây xuất hiện theo đúng quy luật sinh trưởng của nó, nhưng thân cây này sắp xếp thực sự trông giống như một khuôn mặt đau khổ”.
Cay ky la co khuon mat cau co hut du khach-Hinh-3
 Cây kỳ lạ thu hút du khách vì vẻ ngoài kỳ quái của nó.

Cay ky la co khuon mat cau co hut du khach-Hinh-4
 

Giống cây sồi này trưởng thành có thể đạt tới chiều cao gần 40m, và thường được biết đến có phần thân cây rất mềm mại. Tuy nhiên, các mấu cây lớn thường xuất hiện khi các nhánh cây thấp hơn chết đi, để lại mấu trên thân.

Kỳ lạ những loài cây thích "ăn nhờ ở đậu"

(Kiến Thức) - Mọc trên thân cây khác, hút dinh dưỡng gián tiếp hoặc trực tiếp từ cây chủ, những loài cây này xứng đáng được gọi là cây "mặt dày".

Kỳ lạ những loài cây thích "ăn nhờ ở đậu"
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau
 Cây hoa anh đào này mọc chồng lên một cây dâu tằm ở thị trấn Grana và Casorzo ở Piemonte, Italy. Đây là một trường hợp cây mọc trên cây đặc biệt hiếm khi cả hai cùng phát triển đồng đều, không cây nào sinh trưởng vượt trội hoặc lép vế.
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-2
 Không ai biết cây anh đào đã sinh trưởng thế nào trên cây dâu tằm. Người dân nơi đây phỏng đoán, có thể chim đã tha hạt giống anh đào xuống cây dâu tằm. Thông qua lớp mùn, cây anh đào đã dần phát triển và trưởng thành như ngày nay.

Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-3
 Cây sanh "ôm trọn" cây dừa hàng trăm năm tuổi ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, trong khu tập thể số 5 Đinh Lễ. Cây sanh này thả rễ phủ kín cả thân dừa bên trong và rất lâu rồi cây dừa không hề có quả bởi cây sanh đã hút hết chất dinh dưỡng từ cây dừa. Từ một cây vật chủ, cây sanh đã biến cây dừa thành một cây xác sống.

Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-4
Cây cọ mọc trên đỉnh cây si hàng trăm năm bên ngôi đền thiêng thờ vua Lý Nam Đế ở thôn Giang, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Điều kỳ lạ là cả hai cây đều phát triển bình thường và đã trải qua năm dài tháng rộng. Ảnh: Nguoiduatin.
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-5
Cây hoa Vua (hay cây xác thối) tên khoa học là Rafflesia Arnoldii, được phát hiện tại rừng nhiệt đới ở Indonesia. Đây là loài cây ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá, không thể tự quang hợp được nên chúng hút chất dinh dưỡng từ cây chủ.
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-6
Chính vì sống ký sinh và phụ thuộc vào cây chủ như vậy nên mặc dù tên là hoa Vua nhưng chúng lại có biệt danh khá thú vị, trái ngược hẳn với cái tên đó là "hoa kẻ hầu người hạ". 
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-7
Cây tơ hồng, tuy có một cái tên mỹ miều gợi sự liên kết mối nhân duyên bởi sự quấn quít chặt chẽ của chúng nhưng trên thực tế loài cây này sống tầm gửi, ký sinh và chẳng khác nào ác quỷ của giới thực vật. 
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-8
 Tơ hồng sẽ cuốn quanh loại cây mình ký sinh và hút hết nước, chất dinh dưỡng thậm chí cả chất di truyền của cây đó bằng cách sử dụng các rễ giác hút của nó đâm xuyên qua thân cây để hút.
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-9
 Cây nuôi kiến là một loài cây kỳ dị ở Việt Nam. Chúng thường sống bám trên các cây thân gỗ lâu năm, giai đoạn đầu chúng hút chất dinh dưỡng của cây chủ để phình to gốc của mình càng nhiều càng tốt.
Ky la nhung loai cay thich an nho o dau-Hinh-10
Sau khi nguồn dinh dưỡng từ cây chủ dần cạn kiệt, chúng sẽ tiết chất thu hút kiến đến làm tổ, cung cấp một chỗ trú ẩn lý tưởng cho bầy kiến. Đổi lại, bầy kiến sẽ không ngừng tha mùn về làm chất dinh dưỡng nuôi cây, sống cộng sinh một cách vui vẻ. 

Tận mắt xem cây ăn thịt bắt mồi ở TP HCM

Người chơi cây ở TP HCM gần đây rất thích thú với loài cây nắp ấm, loài cây ăn thịt có hình dạng và khả năng bắt mồi độc đáo.

Tận mắt xem cây ăn thịt bắt mồi ở TP HCM
Tan mat xem 'cay an thit bat moi o TP HCM
Cây nắp ấm, cây ăn thịt hay bắt mồi (tên khoa học Nepenthes mirabilis) là loài thực vật phân bố ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan... Cây có hình dáng độc đáo khi ra lá hình chiếc ấm có nắp đậy. 

Độc lạ dầu gội đầu nước tiểu bò

(Kiến Thức) - Dầu gội đầu nước tiểu bò lấy cảm hứng từ công thức cổ xưa là sản phẩm kỳ quặc vừa được chế tạo và tung ra thị trường.

Độc lạ dầu gội đầu nước tiểu bò

Dầu gội nước tiểu bò là sản phẩm dầu gội mới vừa được nhóm sinh viên Trường Đại học Reykjavik, Iceland phát triển dựa theo công thức chăm sóc tóc của người xưa còn ghi lại.

Doc la dau goi dau nuoc tieu bo
 Nhà sáng chế đang pha trộn các hỗn hợp chế tạo ra dầu gội. 
Sản phẩm kì quặc gây ra nhiều tranh cãi cho dư luận, nhóm phát triển sản phẩm cho rằng nước tiểu bò chứa nhiều ammoniac, là chất được sử dụng rất nhiều trong những sản phẩm dưỡng tóc, đồng thời nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là chất giúp làm sạch đầu ấn tượng.
Nhóm sinh viên khai thác lại phương pháp làm đẹp của những người phụ nữ xưa. Họ đặt tên cho loại dầu gội đầu là “Q Shampoo”, theo tiếng Iceland thì “Q” có nghĩa là bò. Q Shampoo là sản phẩm trí tuệ của 6 sinh viên tại Đại học Reykjavik và họ nói nó áp dụng công thức làm đẹp bí mật từng được sử dụng bởi người Iceland.
Doc la dau goi dau nuoc tieu bo-Hinh-2
 Các thành phần được trộn lẫn với nhau.

Doc la dau goi dau nuoc tieu bo-Hinh-3
 Thành phẩm sau khi hoàn tất.

Anton Reynir Hafdisarson, một thành viên nhóm nghiên cứu nói: "Các nhà phê bình, và một số người tán thành rằng dầu gội từ nước tiểu bò khá thú vị và muốn dùng thử. Lịch sử Iceland cũng ghi nhận việc các cô gái sử dụng nước tiểu bò pha nước để làm sạch và làm đẹp mái tóc của mình. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người hâm mộ hơn là có những người cho rằng ý tưởng này là điều kinh tởm”.

Để làm biến mất mùi hăng khó chịu của nước tiểu bò, các nhà sáng chế các hương thơm tự nhiên như dầu dừa, hoa hướng dương, oải hương… vào trong sản phẩm nên nó có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu.

Tin mới