- Bạn đọc Đỗ Thị Thanh Châu (ở 77 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) thắc mắc: Cây mật nhân (bá bệnh) chữa được bệnh gì? Người cao tuổi có dùng được không? Cách dùng? Người có bệnh huyết áp cao, mỡ máu và tiêu hóa kém có dùng được không?
Cây bách bệnh, bá bệnh (tên địa phương là mật nhân), tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack., họ thanh thất (Simaroubaceae). Toàn cây đều được dùng làm thuốc và có thể chữa được nhiều chứng bệnh nên mới có tên là bách bệnh (trăm bệnh).
Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây bách bệnh đã đề cập đến tác dụng tăng cường khả năng sinh dục nam, do làm tăng testosteron trong huyết thanh. Hoạt chất của bách bệnh giúp tăng cường mức testosteron bị thiếu hụt ở nam giới tuổi trung niên trở lên. Rễ có tác dụng mạnh hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây bách bệnh dùng chữa chứng ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, lưng đau mỏi do thấp (ngày dùng 6 - 12 gam dưới dạng thuốc sắc). Quả dùng chữa lỵ. Nước sắc của lá dùng tắm ghẻ, trị lở ngứa. Ở Campuchia, rễ bách bệnh được dùng để trị giun, chữa ngộ độc và giải độc rượu. Ở Indonesia, nước sắc của lá hoặc vỏ thân bách bệnh được dùng để chữa bệnh sốt rét. Người cao tuổi có thể sử dụng cây để chữa bệnh rất có công hiệu và an toàn.
Cây mật nhân (hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh). |
Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây bách bệnh đã đề cập đến tác dụng tăng cường khả năng sinh dục nam, do làm tăng testosteron trong huyết thanh. Hoạt chất của bách bệnh giúp tăng cường mức testosteron bị thiếu hụt ở nam giới tuổi trung niên trở lên. Rễ có tác dụng mạnh hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây bách bệnh dùng chữa chứng ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, lưng đau mỏi do thấp (ngày dùng 6 - 12 gam dưới dạng thuốc sắc). Quả dùng chữa lỵ. Nước sắc của lá dùng tắm ghẻ, trị lở ngứa. Ở Campuchia, rễ bách bệnh được dùng để trị giun, chữa ngộ độc và giải độc rượu. Ở Indonesia, nước sắc của lá hoặc vỏ thân bách bệnh được dùng để chữa bệnh sốt rét. Người cao tuổi có thể sử dụng cây để chữa bệnh rất có công hiệu và an toàn.
TSKH Trần Công Khánh
[links()]
[links()]