Cấy phân con gái vào ruột bố để chữa bệnh nan y

(Kiến Thức) - Một người đàn ông 75 tuổi mắc bệnh nan y ở Pháp đã thoát chết nhờ cách chữa bệnh kỳ lạ: cấy phân của con gái vào ruột ông.

Ông Len Barnes, sống tại Stockton, Califonia, Mỹ, sút 20 kg do vi khuẩn đường ruột Clostridium difficile tấn công, thường xuyên gây tiêu chảy, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng.
Dù được điều trị bằng kháng sinh liều cao trong bệnh viện, sức khỏe của ông không hề có dấu hiệu cải thiện. Các chuyên gia đưa ra giải pháp cuối cùng là cấy phân chữa bệnh khiến ông và người nhà cực kỳ choáng váng.
"Tôi chưa từng nghe nói về cách chữa trị này trước đó. Các bác sĩ giải thích rằng họ sẽ lấy phân của người khỏe mạnh cấy vào ruột của tôi, giúp cung cấp vi khuẩn tốt để chiến đấu với vi khuẩn xấu đang gây bệnh trong cơ thể", ông Len cho biết.
Cay phan con gai vào ruọt bó dẻ chũa benh nan y
 Ông Len Barnes và con gái.
Con gái ông, bà Debbie 52 tuổi, ngay sau đó được thử nghiệm để đảm bảo rằng vật liệu cấy vào người cha hoàn toàn an toàn và không chứa vi khuẩn có hại.
Tại bệnh viện Đại học North Tees, sau khi phân của bà Debbie được trộn với nước, bác sĩ cấy vật liệu vào ruột ông này thông qua một ống nội soi dài, mỏng, mềm dẻo.
Bác sĩ Wells, người thực hiện ca chữa bệnh bằng cấy phân cho ông Barnes, nói: “Cấy phân nghe không hay cho lắm, nhưng đó là phương pháp chữa bệnh cho những trường hợp như ông Barnes. Nó rất hiệu quả nhờ sử dụng vi khuẩn khỏe mạnh để chống lại những phần nhiễm trùng".
Phương pháp cấy phân này mới được chính thức công nhận từ tháng 2/2014. Trong một nghiên cứu mới đây, 558 bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp này. Khoảng 5% bệnh nhân có khả năng tái nhiễm trùng, chỉ bằng một nửa so với các trường hợp dùng thuốc kháng sinh.

Bé 7 tháng bị "tiêm nhầm" đã ổn định sức khỏe

(Kiến Thức) - Em bé 7 tháng tuổi bị tiêm nhầm thuốc dạng phun sương vào cơ thể ngày 30/7 tại Cần Thơ hiện đã ổn định và có thể bú mẹ bình thường

Thông tin mới nhất liên quan đến việc điều dưỡng của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu tiêm nhầm thuốc ventolin dạng khí dung cho cháu bé 7 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện này, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của em bé đã ổn định, bé đã bú mẹ bình thường. 

Điều dưỡng tiêm nhầm thuốc đã bị tạm đình chỉ đợi hình thức xử lý.

Trả lời trên báo chí, ông Trần Viết Hào, Phó giám đốc BV Phụ sản quốc tế Phương Châu cho biết: Cháu Nguyễn Huỳnh Phúc An nhập viện ngày 25/7 để điều trị viêm phổi và nhiễm trùng đường tiêu hóa theo phác đồ là tiêm kháng sinh. Trong quá trình điều trị, cháu An có biểu hiện sốt, ho nhiều, tiêu chảy và kết quả cấy phân phát hiện tụ cầu vàng.

 

Đến ngày 30/7, sau khi hội chuẩn các bác sĩ đã đổi thuốc dùng Tienam và Vancomycin chảy chậm truyền qua máy vào cơ thể cháu An từ 30 phút đến 1 giờ.

Song song với việc điều trị viêm phổi, cháu An được dùng thuốc Ventolin dưới dạng phun sương. Đến 10h30 ngày 31/7, người nhà cháu An hết thuốc để phun sương nên báo với bệnh viện.

Ngay sau đó điều dưỡng của bệnh viện đã mang theo ống kim tiêm chứa thuốc Ventolin tới nhưng vì bệnh nhân ra ngoài đi vệ sinh, điều dưỡng đã để ống thuốc lại bàn và sang phòng bệnh khác.

Sau đó, khi máy truyền báo hết thuốc, điều dưỡng Trần Thị Kim Anh vào và thấy kim tiêm chứa thuốc tưởng là nước cất nên đã bơm vào máy truyền để đẩy hết thuốc Tienam và Vancomycin còn sót trong máy truyền vào cơ thể bé An.

Ngay sau đó bé An có biểu hiện quấy khóc, da nổi ban tím. Bệnh viện đã kiểm tra và đưa bé An sang cấp cứu ở Bệnh viện nhi đồng TP. Cần Thơ. Hiện tại sức khỏe cháu bé đã ổn định. Bệnh viện cũng tạm ngưng mọi hoạt động của điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho các bé để điều tra làm rõ sự việc.

Báo điện tử Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Thông tin về thuốc Ventolin
Theo thông tin từ Cục quản lý dược: Thuốc Ventolin được dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức. Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính. Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. 

Thuốc này có nhiều dạng: xirô, dạng xịt, thuốc uống... Loại Ventolin mà điều dưỡng tiêm nhầm vào máy truyền cho bé An là dạng khí dung được sử dụng với máy khí dung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ventolin dạng khí dung cũng được khuyến cáo là chỉ dùng với một máy xông (respirator) hay máy khí dung (nebulizer) dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.  
Thuốc bị cấm dùng cho đường tiêm hoặc uống. 

Khi dùng liều quá cao có thể gây ra tác dụng ngoại ý, do đó chỉ nên tăng liều hoặc tăng tần suất sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc thường là: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay. Hiếm gặp: co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích nhức đầu. Phù nổi mề đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

Điểm lại những vụ nhầm thuốc hy hữu ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Phát nhầm hạt đậu thay vì vitamin, bị Amydal kê thuốc cương dương …là những trường hợp nhầm thuốc hy hữu của các bác sĩ trong việc chăm sóc sức khoẻ người dân.

Phát hạt đậu giống cho trẻ uống thay vitamin A
Sự việc xảy ra tại xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, ông Võ Văn Hùng, nhân viên y tế của thôn đã phát cho mỗi cháu bé một viên Vitamin A, có hình dáng rất giống một hạt đậu.

Tin mới