Cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh “gây bão” dư luận bị chặt hạ

(Kiến Thức) - Việc chặt hạ cây sưa hơn 200 tuổi ở Bắc Ninh từng gây “bão” dư luận khi để xảy ra nhiều lùm xùm. Tuy nhiên, mới đây, cây sưa này đã chính thức bị chặt.

Cây sưa 200 tuổi bị chặt sau nhiều lùm xùm
Cây sưa hơn 200 tuổi tại đình làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vừa được chính quyền xã Hà Mãn và người trúng thầu phiên đấu giá cuối năm 2016 tiến hành chặt hạ vào ngày 25/3/2017. Ngay từ sáng ngày 25/3, nhận được thông tin hạ giải cây sưa, nhiều người dân thôn Đông Cốc đã kéo đến đình làng nơi có cây sưa với nhiều tâm trạng khác nhau. Một số người vì tò mò mà đến nhưng đa số những người dân đều tỏ ra tiếc nuối.
Trong một lần trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Văn Hội, một người dân làng Đông Cốc từng cho biết: “Từ năm 2013, người dân trong làng rao bán cây sưa hơn 200 tuổi với giá 50 tỷ đồng. Các bô lão trong làng có đề xuất việc bán cây sưa trên để trùng tu lại đình, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi…”.
Cay sua 200 tuoi o Bac Ninh
 Cảnh chặt hạ cây sưa hơn 200 tuổi làng Đông Cốc. Ảnh. T.C.
Việc người dân tự ý rao bán cây sưa khi đó khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều bởi đình Đông Cốc là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong các khu vực bảo vệ của di tích, trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ. Ngày 31/10/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh có Công văn số 2370-UBND/VX yêu cầu UBND huyện Thuận Thành có biện pháp bảo vệ, nghiêm cấm việc khai thác cây gỗ sưa trái với qui định của Nhà nước.
Cuối năm 2016, UBND xã Hà Mãn đã bán đấu giá cây sưa này với giá 24,5 tỷ nhưng người dân trong thôn không đồng ý bởi giá quá rẻ mạt nên phản đối, dẫn đến vụ ẩu đả giữa một số thanh niên tại hội nghị triển khai kế hoạch hạ giải cây sưa tại đình làng Đông Cốc để giao người trúng đấu giá vào ngày 7/12/2016 do UBND xã Hà Mãn tổ chức. Cuộc họp này sau đó phải tạm hoãn. UBND xã Hà Mãn đã báo cáo UBND huyện Thuận Thành và công an huyện về việc tạm dừng khai thác theo kế hoạch và tổ chức khai thác vào thời điểm thích hợp.
Cay sua 200 tuoi o Bac Ninh
 Nhiều người dân dõi theo diễn biến vụ hạ giải cây sưa. Ảnh Sơn Lê.
Ngay trong ngày 7/12/2016, 31 người dân thôn Đông Cốc do ông Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Văn Khuyến là đại diện đã kéo lên trụ sở tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh kiến nghị xung quanh việc hạ giải cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc. Ngày 8/12/2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 3675/UBND-NC, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo: “Giao UBND huyện Thuận Thành xem xét giải quyết trả lời công dân và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trước ngày 15/1/2017”.
Ngày 8/12, UBND huyện Thuận Thành đã ra văn bản chỉ đạo số 859/CV-UBND, yêu cầu UBND xã Hà Mãn chỉ đạo tạm dừng khai thác cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc, xã Hà Mãn. Đồng thời chỉ đạo Công an huyện điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật, ẩu đả, gây rối tại hội nghị họp dân thôn Đông Cốc sáng ngày 7/12/2016.
Tuy nhiên, khi những nghi ngờ trên chưa có câu trả lời thì ngày 25/3, cây sưa hơn 200 tuổi này bị chặt hạ khiến nhiều người dân địa phương bất ngờ.
Trao đổi với PV, anh Đoàn, người dân làng Đông Cốc cho biết: “Tôi cũng không biết thế nào nhưng ngay từ sáng sớm đi qua đình làng đã thấy chính quyền địa phương đưa máy múc, xe cẩu và nhiều người đến tiến hành chặt hạ các cành, thân cây, đào toàn bộ phần gốc cây sưa. Đến trưa thì việc chặt hạ xong và tiến hành chuyển lên xe tải giao cho người trúng phiên đấu giá chở đi".
Ông Nguyễn Văn Khuyến, một người dân địa phương, khi việc chặt hạ bắt đầu được tiến hành ở đình làng, một số người dân ra bày tỏ sự không đồng tình vì giá bán 24,5 tỷ đối với cây sưa 200 năm này là thấp hơn nhiều so với mức 49 tỷ mà một người đã mua trước đó. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng chưa rõ ràng... nhưng chính quyền địa phương cùng người đấu giá vẫn thực hiện việc chặt, hạ.
"Thực tế, tỉnh cũng đã có ý kiến yêu cầu tạm dừng và làm rõ việc, tại sao lại bán đấu giá cây sưa với mức giá 24,5 tỷ đồng nhưng chính quyền địa phương và người trúng đấu giá vẫn tiến hành chặt hạ, đào toàn bộ gốc cây sưa. Đến chiều 25/3, toàn bộ cây đã được chuyển lên ôtô cho người trúng đấu giá là ông Hùy ở Bắc Ninh đưa đi", ông Khuyến cho biết.
Đại diện chính quyền địa phương xác nhận, việc chặt hạ, chuyển cây sưa cho người trúng phiên đấu giá hồi năm 2016 đã được tiến hành xong.
Huyện giải trình dân không kiện cáo, Chủ tịch tỉnh vẫn nhận được đơn
Dù cây sưa đã bị hạ giải nhưng nhiều nghi vấn của người dân vẫn chưa được thông tin một cách cụ thể, rõ ràng.
Mới đây, ngày 10/2/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có công văn số 309/UBND-NN gửi Sở Tư pháp về việc khai thác cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành). Đáng chú ý, nội dung công văn này cho biết: “Ngày 25/1/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh nhận được công văn số 43/STP –BTTP của Sở Tư pháp Bắc Ninh về việc đề xuất cho phép khai thác cây sưa tại thôn Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành). Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh có ý kiến: “Tại mục 3 về quy trình bán đấu giá tài sản, Sở Tư pháp có nêu: Tại cuộc họp ngày 23/1/2017, UBND huyện Thuận Thành đã báo cáo giải trình khẳng định tình hình trong thôn Đông Cốc đã ổn định, không còn khiếu kiện, tố cáo về vấn đề trên. Tuy nhiên, tại công văn số 39/STP – BTTP ngày 24/1/2017, Sở Tư pháp tiếp tục yêu cầu UBND huyện Thuận Thành báo cáo giải trình bằng văn bản”.
Cay sua 200 tuoi o Bac Ninh
 Công văn UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ ra những điểm không hợp lý trong báo cáo.
Công văn cũng cho biết: “Ngày 21/1/2017, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục nhận được đơn tiếp tục tố cáo của đại diện các hộ dân tại thôn Đông Cốc (xã Hà Mãn), Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Tư pháp có báo cáo giải trình…”.
Việc công văn của Sở Tư pháp có nêu, UBND huyện Thuận Thành đã báo cáo giải trình khẳng định tình hình trong thôn Đông Cốc đã ổn định, không còn khiếu kiện, tố cáo về vấn đề trên nhưng ngày 21/1/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục nhận được đơn tố cáo của người dân Đông Cốc đã khiến người dân địa phương đặt ra nhiều hoài nghi về báo cáo giải trình của UBND huyện Thuận Thành?
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, xuất phát từ việc cây sưa hơn 200 tuổi có dấu hiệu bị chết cành lá héo úa dần, các cấp chính quyền xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành đã có công văn gửi UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thống nhất hạ giải cây sưa. Ngày 19/1/2016, UBND tỉnh đã có công văn số 157/UBND-NN đồng ý cho địa phương hạ giải cây sưa nói trên. Ngày 11/4/2016, UBND huyện Thuận Thành ra công văn số 256/CV-UBND đồng ý cho UBND xã Hà Mãn, thôn Đông Cốc tổ chức hạ giải cây sưa.
Ngày 29/4/2016, UBND xã Hà Mãn đã phối hợp với cấp ủy, Ban quản lý thôn và các đoàn thể thôn Đông Cốc khảo sát, đánh giá hiện trạng, kích thước cây sưa. Thôn Đông Cốc đã họp, có sự tham gia của cấp ủy chi bộ, ban quản lý thôn, các chi hội, đoàn thể, đại diện các dòng họ và đi đến thống nhất giao UBND xã Hà Mãn làm chủ sở hữu cây sưa để thực hiện hạ giải theo đúng quy định. UBND xã Hà Mãn đã tiến hành các bước thực hiện việc đấu giá cây gỗ sưa.
Ngày 1/8/2016, cây sưa 200 tuổi được bán đấu giá thành công với giá là 24,5 tỷ đồng. Sau khi bán đấu giá thành công, UBND xã đã tổ chức họp dân thôn Đông Cốc nhằm tạo sự đồng thuận trong việc khai thác cây gỗ sưa. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 7/12/2016, với đầy đủ các thành phần Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ xã Hà Mãn, Ban chi ủy chi bộ, Ban quản lý thôn, Ban chấp hành các đoàn thể và đại diện nhân dân trong thôn Đông Cốc, khi hội nghị mới diễn ra thì xảy ra vụ việc ẩu đả trên.

Xôn xao chuyện rao bán “cụ sưa” 50 tỷ đồng

Dư luận Bắc Ninh đang xôn xao bàn tán về việc BQL Di tích đình Đông Cốc rao bán cây gỗ sưa 200 năm tuổi trong đình với giá 50 tỷ đồng.

Hai cây sưa 400 năm tuổi “kêu cứu”

(Kiến Thức) - Lợi dụng đêm tối và mưa bão, kẻ gian đã đốn hạ một cành của cây sưa 400 năm tuổi, còn cây 200 năm tuổi thì đang chết dần.

Liên quan đến việc cây sưa 200 năm tuổi, ở đình Đông Cốc, thôn Đông Cốc, xã Hà Mãn (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị một số người rao bán với giá 50 tỷ đồng, ngày 12/11, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuế, quản lý đình Đông Cốc.
Theo ông Tuế, những cây sưa ở đây (đình Đông Cốc – PV) đều được bán theo kiểu đấu giá, nếu ai được thì hưởng, không được thì thôi. “Trường hợp cây sưa 200 năm tuổi, nếu ai bỏ ra 50 tỷ đồng thì sẽ được bán thẳng”, ông Tuế cho biết.

Tin mới