Cây thông 800 năm tuổi ở Trung Quốc có vệ sĩ riêng canh gác

Đối với người dân Trung Quốc, cây thông 800 năm tuổi trên núi Hoàng Sơn chính là bảo vật quốc gia, vô cùng cao quý. Cây này được vệ sĩ riêng canh gác và kiểm tra cây hai tiếng một lần.

Núi Hoàng Sơn, ở thành phố Hoàng Sơn phía nam tỉnh An Huy (Trung Quốc), là di sản thiên nhiên quốc tế và là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Ở Hoàng Sơn có 'Ngũ độc' là thông lạ, đá lạ, biển mây, suối nước nóng và tuyết mùa đông và thường được mệnh danh là ngọn núi tuyệt vời nhất thế giới.

Tại đây có một cây thông 800 năm tuổi, được vệ sĩ riêng canh gác và kiểm tra cây hai tiếng một lần.

Cây này còn được gọi là "cây thông chào đón", là biểu tượng của toàn bộ ngọn núi Hoàng Sơn, đã có ít nhất 800 năm tuổi. Cây cao 10,2 mét và chu vi 2,16 mét. Một bên thân cây vươn ra tựa như một người dang một cánh tay ra đón du khách phương xa đến, tay kia tao nhã để vào trong "túi quần" theo đường chéo, uyển chuyển hào phóng, giống như một quý nhân.

Cay thong 800 nam tuoi o Trung Quoc co ve si rieng canh gac
Cây thông 800 tuổi có vệ sĩ riêng canh gác. Ảnh: Abolouwang. 

Cây thông Hoàng Sơn mọc trên vách đá thu hút vô số khách du lịch bởi vẻ ngoài đặc biệt, nổi tiếng thế giới và là bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết cây thông quý giá này đã trải qua hai lần sinh tử.

Lần thứ nhất là do một du khách đã làm rơi tàn thuốc xuống đất, gây ra hỏa hoạn và thiêu rụi nhiều cây, tuy nhiên, cây thông cổ thụ này may mắn thoát nạn. Lần thứ hai là trận tuyết rơi dày vào mùa đông làm gãy nhiều cành và thân cây, thậm chí bây giờ còn có thể nhìn thấy dấu vết cây gẫy.

Để bảo vệ cây thông, từ năm 1981, chính quyền đã quyết định thành lập đội canh gác 24/24. Theo tờ Tân Hoa Xã đưa tin, người bảo vệ cây thông thứ 19 đã canh giữ ở đây được 10 năm. Bên cạnh việc đầu tư nhân lực, trang bị nhiều thiết bị tiên tiến bảo vệ cây cổ thụ, khu vực xung quanh còn được trang bị các thiết bị công nghệ cao như trạm quan sát thời tiết khu vực nhỏ, báo động chống xâm nhập hồng ngoại...

Trong ngày, cứ 2 giờ một lần, người canh gác sẽ kiểm tra cây định kỳ. Theo dữ liệu do trạm thời tiết gửi về, anh ta kiểm tra các thông tin về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió và áp suất, đồng thời ghi lại những thay đổi tinh vi của lá thông, đầu ngọn... Vào ban đêm, khi khỉ và sóc vô tình đột nhập vào khu vực gần cây thông, hệ thống giám sát bằng tia hồng ngoại sẽ phát ra âm thanh báo động để nhắc nhở người canh gác để kiểm tra tình hình.

Cay thong 800 nam tuoi o Trung Quoc co ve si rieng canh gac-Hinh-2
Cận cảnh cây thông 800 tuổi. Ảnh: Abolouwang. 

Người canh gác cho biết: Hàng năm, quản lý danh thắng sẽ tiến hành 2 hoặc 3 cuộc tư vấn với chuyên gia bao gồm các lĩnh vực khác nhau như lâm nghiệp, cơ khí, côn trùng học, và địa chất. Các chuyên gia sẽ phân tích và so sánh chi tiết các báo cáo từ các năm khác nhau và đánh giá những thay đổi để bảo dưỡng cây.

Đối với người dân Trung Quốc, cây thông chào đón chính là bảo vật quốc gia, vô cùng cao quý. Nhiều gia đình thường treo tranh cây thông chào đón trong nhà, thậm chí Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc cũng treo.

Vô số khách du lịch trong và ngoài Trung Quốc đã đến Hoàng Sơn chỉ tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ này.

Cây bách cổ thụ lâu năm nhất còn sống, đường kính hơn 4m

Mọc ở khe núi ẩm ướt và mát mẻ của Chile, cây bách có tên Alerce Milenario hay Gran Abuelo phát triển tới kích thước khổng lồ với đường kính hơn 4m.

Cây bách cổ thụ Alerce Milenario ở Chile có tuổi đời khoảng 5.400 năm. Cây đại thụ này đã phát triển tới kích thước khổng lồ, đường kính lên tới hơn 4m. Nhờ vị trí mọc đặc biệt nên nó không bị đe dọa bởi nạn cháy rừng hay chặt phá cây.
Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m
Nếu được công nhận, cây bách Alerce Milenario là cây đại thụ cổ nhất thế giới với tuổi đời trên 5.400 năm. 

Đến nay, phần lớn thân cây đã chết, một phần ngọn cây biến mất. Chỉ sót lại phần nhỏ của cây vẫn còn sống. Gốc cây bị các loài rêu, dương xỉ xâm chiếm. Trong khi những thực vật khác bắt rễ vào khe nứt của nó. Giới chuyên môn nhận định, cây bách này có thể là cây đại thụ cổ nhất còn sống trên trái đất.

Nhờ sử dụng mô hình vi tính và phương pháp tính toán tuổi cây kiểu truyền thống, Jonathan Barichivich, chuyên gia người Chile làm việc tại phòng thí nghiệm khí hậu và khoa học môi trường Paris, ước tính cây bách Alerce Milenario hơn 5.000 tuổi, nhiều hơn ít nhất 100 năm tuổi so với cây đại thụ đang nắm giữ kỷ lục hiện nay là cây Methuselah. Đây vốn là cây thông bristlecone mọc ở phía đông California, Mỹ. Căn cứ theo số vòng sinh trưởng, cây thông Methuselah có tuổi đời khoảng 4.853 năm.

Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m-Hinh-2
Cây bách đại thụ này có đường kính hơn 4m. 

Trong rừng mưa phía tây thành phố La Union, cây bách Alerce Milenario trông nổi bật hơn hẳn so với những cây cổ thụ khác. Ông nội của chuyên gia Barichivich từng phát hiện ra cây bách này vào năm 1972. Kế nghiệp ông, chuyên gia Barichivich cùng nhóm cộng sự tiếp tục nghiên cứu về loài cây cổ thụ này.

Họ dùng một dụng cụ đục lỗ mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây để tính số vòng thân. Mục tiêu của nhóm sẽ "đếm thủ công" số vòng trên thân, từ đó suy ra độ tuổi chính xác nhất của cây. Mô hình cho kết quả ước tính cây bách Alerce Milenario khoảng 5.484 năm tuổi với 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm.

Nếu kết quả này được công nhận, cây bách Alerce Milenario sẽ phá vỡ kỷ lục "sống lâu nhất" của cây thông Methuselah. "Chúng tôi khá bất ngờ với điều này, vì ban đầu, tôi nghĩ cây chỉ khoảng 4.000 năm tuổi", chuyên gia người Chile chia sẻ.

Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m-Hinh-3
Ước tính cây bách Alerce Milenario khoảng 5.484 năm tuổi với 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm. 

Cây cổ thụ 200 tuổi “phát nổ” do đợt nắng nóng ở Mỹ

Vụ nổ kinh hoàng của một cây cổ thụ 200 năm tuổi do sóng nhiệt gây ra đã khiến một chuyên gia cảnh báo rằng 'không có cây nào là an toàn' trước sự thay đổi của điều kiện thời tiết.

Đợt nắng nóng kéo dài ở Portland, bang Oregon (Mỹ) đã khiến cho một phần cây sồi Eastmoreland 200 tuổi khổng lồ bị gãy và đổ rạp, phá hủy đường dây điện của khu vực.
Mặc dù trông hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường nhưng đợt nắng nóng kéo dài vừa qua lại khiến cây cổ thụ 200 tuổi này bất ngờ phát nổ khiến các cành cây văng ra khắp nơi.

Tin mới