CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank sẽ bị chuyển giao bắt buộc?

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank.

Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4-2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đến nay đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc với giá 0 đồng (là Ngân hàng Xây dựng - CBBank, Ngân hàng Đại Dương - OceanBank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GP Bank) và Ngân hàng Đông Á).

CBBank, OceanBank, GP Bank va DongABank se bi chuyen giao bat buoc?
 Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) đã bị mua lại với giá 0 đồng Ảnh: TẤN THẠNH

Hiện, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Đối với trường hợp NHTMCP Sài Gòn (SCB) được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022, NHNN đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền; thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời xử lý các thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận. Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB.

Hiện NHNN đang khẩn trương triển khai các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đánh giá tổng thể thực trạng và chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng này, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng là một nội dung được quan tâm tại các đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của nhiều ngân hàng vừa diễn ra.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết Vietcombank đã xây dựng xong phương án nhận chuyển giao tổ chức tín dụng yếu kém và trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chờ phê duyệt.

Lãnh đạo VPBank cũng báo cáo cổ đông về thông tin nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD yếu kém.

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội - MB cho biết ngân hàng đã chuẩn bị, xây dựng, báo cáo phương án chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại theo quy định và triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại đó. Tuy nhiên, danh tính ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không được tiết lộ.

Đại hội đồng cổ đông HDBank đã thông qua những nội dung được cập nhật, sửa đổi, bổ sung phương án nhận chuyển giao bắt buộc theo tình hình thực tế và hướng dẫn, phê duyệt của cơ quan nhà nước; tiếp tục ủy quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan bao gồm sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung cụ thể, quyết định, ký các văn bản… thực hiện các công việc liên quan đến HDBank nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần.

 Phương án tăng vốn điều lệ ngân hàng lớn

NHNN cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt; chỉ đạo Vietcombank, Vietinbank, BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của Agribank.

Chú ý các nguy cơ chuyển nợ xấu

NHNN cũng đã tích cực chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2022 ở mức 2%.

Trong tháng 2-2023, toàn hệ thống các TCTD xử lý được 21,3 ngàn tỉ đồng nợ xấu; trong đó xử lý nợ xấu chủ yếu thực hiện thông qua hình thức sử dụng dự phòng rủi ro (chiếm tỷ trọng 41% tổng nợ xấu xử lý) và khách hàng trả nợ (chiếm 48,8% tổng nợ xấu xử lý).

Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15-8-2017) đến cuối tháng 1-2023, toàn hệ thống đã xử lý được 416 ngàn tỉ đồng nợ xấu.

Đến cuối tháng 2-2023, tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 2,91% (tăng so với mức 2,46% vào cuối năm 2016; mức 1,49% vào cuối năm 2021 và mức 2 % vào cuối năm 2022).

Mặc dù theo báo cáo của các TCTD, tỉ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá, NHNN nhận thấy có một số khoản chưa phải là nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có nguy cơ chuyển nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...). Do đó, cần ghi nhận những khoản này để có giải pháp quản lý, xử lý nhằm ngăn ngừa nguy cơ chuyển nợ xấu trong tương lai. Trên nguyên tắc đó, NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối tháng 2-2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.

Chứng khoán Kenanga VN bị kiểm soát đặc biệt 4 tháng

(Vietnamdaily) - UBCKNN ban hành quyết định đặt CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong vòng 4 tháng.

Ngày 19/5/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đặt CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/5/2022 đến ngày 18/9/2022. 

Chung khoan Kenanga VN bi kiem soat dac biet 4 thang-Hinh-2
 

Vụ án Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Những việc nhạy cảm khi điều tra hệ sinh thái này

Theo thông tin từ Bộ trưởng Công an, Chính phủ nhiều lần đề xuất đưa các tổ chức liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện kiểm soát đặc biệt.

Theo thông tin từ Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03 - Bộ Công an), liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, đến nay Bộ Công an đã khởi tố 2 vụ án, 27 bị can để điều tra.

Tiến trình điều tra hiện vẫn đang diễn ra. Đại tá Hà nói, hiện chưa thể công bố danh tính và tội danh của các bị can bị khởi tố.

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay

Bị can Trương Mỹ Lan. Ảnh: Bộ Công an

Giai đoạn đầu điều tra, tháng 10/2022, Bộ Công an thông tin khởi tố 4 bị can, trong đó có bà Trương Mỹ Lan (67 tuổi) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Huệ Vân (35 tuổi) - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor… tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mở rộng điều tra sau đó, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giữ thêm nhiều người khác.

Bộ Công an chỉ thông tin, bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân liên quan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong các năm 2018, 2019.

Vụ án xuất phát từ việc phát hành, mua bán trái phiếu xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông - một “tập đoàn con” trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Khi vào cuộc, Bộ Công an đã điều tra toàn diện số lượng công ty rất lớn trong hệ sinh thái này.

Mới đây, từ đề nghị của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo về việc tạm dừng mọi hoạt động liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp đối với cổ phần, vốn góp của 762 công ty có đăng ký mã số thuế trên địa bàn và 14 cá nhân liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay-Hinh-2

Vạn Thịnh Phát ban đầu kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn nhưng nhanh chóng phát triển thành tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu. Ảnh: Website Vạn Thịnh Phát

Ngoài ra, từ chỉ đạo của Bộ Công an, An ninh Kinh tế - Công an TP.HCM đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM rà soát, nguồn gốc thông tin của 156 bất động sản có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Rất nhiều bất động sản trong danh sách này nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, quận 3…

Vụ án khó, tác động lớn diễn biến thị trường

Khi thông tin về vụ án, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an từng nói, quá trình tố tụng, có bị can và một số người liên quan, đã qua đời do đột tử. Điều này gây thêm một vài khó khăn cho quá trình điều tra nhưng với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật, chắc chắn vụ việc vẫn sẽ được làm rõ, đúng pháp luật.

Và ông nhấn mạnh: "Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước được báo cáo cũng thống nhất đây là vụ án rất khó. Khó nhưng phải làm và càng khó càng phải quyết tâm làm".

Vu an Truong My Lan - Tap doan Van Thinh Phat: Nhung viec nhay cam khi dieu tra he sinh thai nay-Hinh-3

Trung tướng Tô Ân Xô. Ảnh: Tư liệu

Báo CAND dẫn lời Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an khi nói về các vụ án nổi cộm trong năm qua, trong đó có vụ Vạn Thịnh Phát, tại cuộc gặp đầu năm 2023 với các cán bộ cấp cao của lực lượng CAND đã nghỉ hưu ở khu vực TP.HCM.

Cụ thể, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công an TP.HCM và Bộ Công an đã vào cuộc nắm tình hình, xác minh, điều tra khoảng 4 - 5 năm nay.

Trước đó, nắm bắt được những vấn đề, xác định quy mô của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rất lớn, có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, tài chính cả nước nên Chính phủ đã hai lần thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng liên quan đến hệ thống sinh thái của tập đoàn này nhưng không thành công.

Theo thông tin từ Bộ trưởng Công an, Chính phủ nhiều lần đề xuất đưa các tổ chức liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhưng mỗi lần như vậy, hệ thống tài chính, tài sản của tập đoàn này càng phình to ra, trong đó tổ chức tín dụng liên quan càng có doanh số huy động lớn, từ nhiều nguồn.

Huy động nguồn lực từ xã hội của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát qua các kênh tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn nhưng sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này rất hạn chế.

Bộ trưởng Công an còn nói về sự nhạy cảm khi điều tra. Cụ thể, khi thực hiện các bước tố tụng lực lượng công an đã xem xét nhiều khía cạnh. Lực lượng chức năng đã phải tính toán đến cả phương án phối hợp xử lý ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ từ vụ việc này… Nhờ vậy, mọi vấn đề đã được kiểm soát tích cực.

Tin mới