Cha dượng đồi bại lĩnh 18 năm tù vì hiếp dâm con gái

Sáng 20/1, TAND Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hiếp dâm trẻ em mà đối tượng trong vụ án lại chính là cha dượng của nạn nhân.

Bị cáo trong vụ án hiếp dâm trẻ em này là R Căm Sao (30 tuổi), trú ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Theo kết luận điều tra của cơ quan Công an và cáo trạng của VKS tỉnh Đắk Lắk thì từ năm 2005, R Căm Sao đến buôn Tir, xã Dliê Yang, huyện Ea H’Leo, chung sống với một người phụ nữ ở trong buôn như vợ chồng và có với nhau 2 người con chung. Trước đó, người phụ nữ này đã có một người con gái riêng sinh năm 1998.
Cha duong doi bai linh 18 nam tu vi hiep dam con gai
 Đối tượng R Căm Sao tại phiên tòa.
Ngày 20/11/2014, khi thấy chỉ có cháu gái trên ở nhà một mình thì R Căm Sao đã nảy sinh ý định giao cấu với cháu và kéo cháu vào phòng thực hiện hành vi hiếp dâm. Thời điểm này cháu gái chưa đủ 16 tuổi. Sau đó, từ tháng 12/2014 đến đầu tháng 4/2015, R Căm Sao đã đe dọa cháu gái rồi nhiều lần bắt cháu quan hệ tình dục với mình.
Đến ngày 10/4/2015, do sợ tiếp tục bị cha dượng bắt quan hệ tình dục nên cháu gái đã bỏ về nhà ông ngoại của mình ở. Sau khi nghe cháu kể lại toàn bộ sự việc, ông ngoại cháu đã đến báo cho cơ quan công an bắt xử lý R Căm Sao.
Tại phiên tòa, R Căm Sao đã thừa nhận những hành vi sai trái của mình. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo R Căm Sao 12 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em” và 6 năm tù về tội Cưỡng dâm. Tổng hình phạt là 18 năm tù.

Bi kịch đắng lòng vì trót "yêu" bé gái 13 tuổi

Yêu bé gái 13 tuổi nam thanh niên 18 tuổi phải lãnh án 3 năm tù vì tội hiếp dâm trẻ em dù được gia đình bị hại cố xin giảm án.

TAND TP.HCM vừa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Danh Bạch, sinh năm 1997, thường trú tỉnh Sóc Trăng, 3 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.

Truyền nhân của bài võ sáo độc đáo

Người võ sĩ cầm hờ sáo trên tay, đứng thế hạc tấn, ngón tay trỏ như mỏ hạc ngước hờ lên trời, ý rằng trăng đang mơ màng sáng. 

Bài võ sáo “Bóng trăng Phồn Xương” của Nghĩa quân Yên Thế do cụ Đề Thám lãnh đạo nổi tiếng trong suốt 30 năm (1883-1913). Sau khi cuộc khởi nghĩa tan, bài võ sáo này tưởng cũng theo đó mà tan. Mãi đến năm 1990, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cử đoàn cán bộ tìm lại những bài võ sáo cổ truyền đất Yên Thế. Người ta vui mừng khi bài võ vẫn được lưu truyền, gìn giữ bởi cụ Triệu Quốc Úy. Sau khi xem biểu diễn, võ sư Trịnh Như Quân bị hút hồn.

Tin mới