Chăm sóc người bị suy tủy thế nào cho đúng?

(Kiến Thức) - Người bị suy tủy như ông Nguyễn Bá Thanh cần được chăm sóc đặc biệt để hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả. 

Chăm sóc người bị suy tủy thế nào cho đúng?
Suy tủy là tình trạng tủy không sinh sản đủ tế bào máu để cung cấp cho nhu cầu bình thường của cơ thể dẫn đến hiện tượng giảm các tế bào (hồng cầu bạch cầu hạt, tế bào mônô, tiểu cầu) ở máu ngoại vi. 
Theo BS. Trần Văn Công, Bệnh viện K2 Thanh Trì, những người bị suy tủy cần được chăm sóc và theo dõi y tế đặc biệt để hiệu quả trị bệnh tốt cũng như giúp sức khỏe không bị suy giảm nhanh.
Cham soc nguoi bi suy tuy the nao cho dung
 Chăm sóc người bị suy tủy thế nào cho đúng là việc quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.(Hình minh họa)
Cũng theo bác sĩ Công, với những người bị suy tủy rất cần sự trợ giúp của gia đình. Người thân cần giúp người bệnh hoạt động bình thường vừa phải, hạn chế gắng sức sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Gia đình phải luôn chia sẻ, trấn an bệnh nhân, để họ tránh bị xúc động, sốc khi biết bệnh. Bên cạnh đó giúp người bệnh có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Trong quá trình chăm sóc, nếu người bệnh đang nằm phải thực hiện nâng đỡ, hỗ trợ người bệnh ngồi dậy từ từ chờ một vài phút rồi đúng dậy đi tránh họ bị choáng do thiếu máu.
Hãy giải thích cho những người khác trong nhà hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân để giảm bớt công việc, trách nhiệm cho người bệnh.
Bên cạnh việc hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày thì việc chăm sóc bữa ăn cho người suy tủy cũng rất quan trọng. "Nếu gia đình có người bị suy tủy xương phải luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho họ: Nhu cầu về calo của người bị suy tủy xương khoảng 2000-2400 calo/ngày. Vì thế chế độ ăn cần giàu protein, giàu calo. Cho người bệnh ăn các thức ăn bổ sung vitamin cần nhiều: B6 - B12 - C. Nên cho bệnh nhân ăn nhừ, nhiều sợi xơ, nghiền nát, có nhiều nước giúp dễ tiêu", Bác sĩ Công nói.
Ngoài ra, Bác sĩ Công cũng lưu ý người bệnh cũng cần tránh ăn uống những chất kích thích như: rượu, ớt, hạt tiêu. Ăn hoa quả: chuối, cam, nho, dưa hấu... Ăn rau: rau muống, rau dền, đậu, giá, đỗ...
Việc giữ, vệ sinh cơ thể cũng đặc biệt cần thiết với những người bị suy tủy. Vì vậy, cần luôn luôn vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và phòng bội nhiễm. Hàng ngày phải lau người, tay chân bằng nước ấm.
Vệ sinh mắt: rửa bằng khăn riêng, 1-2 lần /ngày, nhỏ mắt bằng cloramphenicol 0,4% rửa từ đuôi mắt đến đầu mắt bằng nước sạch.
Sáng và tối trước khi đi ngủ lau sạch răng hoặc đánh răng cho người bệnh bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc cho bệnh nhân súc miệng bằng nước oxy già 12 thể tích, chấm các vết loét bằng glycerin borat (nếu bệnh nhân không tự làm được).
"Phải luôn theo dõi tình trạng chảy máu của người bệnh như: chảy máu cam, máu lợi, màng tiếp hợp mắt, vết, nốt xuất huyết... và có thông báo lại cho bác sĩ", bác sĩ Công nhấn mạnh.

Ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhi suy tủy xương

(Kiến Thức) - Viện Huyết học & Truyền máu T.Ư và Bệnh viện Nhi T.Ư vừa phối hợp ghép tế bào gốc thành công cho một bệnh nhi bị suy tủy xương. 

Ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhi suy tủy xương
Ghép tủy đồng loại
Bệnh nhi là Trần Ngọc Ánh, 9 tuổi ở Tiên Lữ, Hưng Yên. Theo người nhà bệnh nhi, khi Ánh được 2 tháng tuổi, cháu đã phải nằm ở Bệnh viện Nhi T.Ư 8 tháng vì thiếu máu. Sau đó, bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu là do giảm bạch cầu hạt. Sau khi điều trị, cháu đã trở lại bình thường. Đầu năm 2013, tự dưng Ánh bị hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, đặc biệt da cháu xanh đến mức gần như trắng. 

Chi tiết bệnh viện điều trị ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Để sẵn sàng điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ trở về quê hương, Bệnh viện Đà Nẵng tiến hành cải tạo 1 phòng bệnh khá tươm tất.

Chi tiết bệnh viện điều trị ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng
Ong Nguyen Ba Thanh se duoc dieu tri o benh vien nao?
 Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất mọi thủ tục để đưa ông Thanh rời Mỹ sáng (5/1) về Đà Nẵng tiếp tục dưỡng bệnh sau 4 tháng 19 ngày tích cực tại nước này.

Người già đừng nghĩ răng rụng mà quên vệ sinh

(Kiến Thức) - Không ít người cao tuổi quan niệm rằng già rồi răng rụng, cần gì phải làm vệ sinh răng.

Người già đừng nghĩ răng rụng mà quên vệ sinh
Không ít người cao tuổi quan niệm rằng già thì răng phải rụng, là quy luật tự nhiên nên thường không đi khám răng. Chính những quan niệm sai lầm này cộng với yếu tố tâm lí ngại đi khám răng đã khiến người cao tuổi gặp phải các bệnh lí về nha khoa thường trầm trọng hơn so với người trẻ. 
Làm gì còn răng mà chải!

Tin mới