Chán chồng, nhiều phụ nữ trẻ muốn ly hôn

Mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng.

Nhóm các gia đình trẻ, độ tuổi 20 - 35 có học vấn cao, thu nhập khá, ra tòa ly hôn ngày một nhiều và đặc biệt có đến 70% số phụ nữ đứng đơn ly hôn.

Những nguyên nhân của việc này không hề mới như: Thiếu trách nhiệm, rượu chè bê tha, ngoại tình... song với quan niệm dễ yêu, dễ bỏ đã khiến nhiều gia đình trẻ tan vỡ.

70% phụ nữ đang đứng đơn ly hôn

Tại không ít phiên tòa xử lý hôn, mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng. Lý do mà họ đưa ra rất rõ ràng: “Tôi đã quá mệt mỏi, tôi không thể chịu được việc chồng coi nhà mình như quán trọ, chỉ trở về trong tình trạng say xỉn... Con đau, lo liệu nội, ngoại đều dồn cho tôi hết thì tôi còn cần chồng để làm gì?”.

Hoặc “Tôi bị bỏ rơi, đơn độc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến tôi muốn phát điên và ly hôn là cách tôi tự giải thoát cho mình. Cái tôi cần của người chồng là niềm vui, sự chia sẻ, thương yêu, chứ không cần một người chồng cho có...”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thu Hiên, phụ nữ ngày nay có điều kiện mở rộng quan hệ, tự lập trong cuộc sống và kiếm được tiền không phải sống dựa dẫm vào chồng, nên họ rất dễ đưa ra quyết định ly hôn. Người phụ nữ trẻ hiện đại luôn mạnh mẽ, quyết liệt hơn để tìm kiếm hạnh phúc cho mình, không cam chịu cuộc hôn nhân đã thành địa ngục.

Tôi cho rằng đây là sự tiến bộ, là chuyển biến rất tích cực và đó chính là lý do hiện nay có đến 70% phụ nữ đứng đơn ly hôn.

Cương quyết ly hôn

Với những vụ án mà nguyên đơn là phụ nữ, khả năng hòa giải thành công rất thấp, bởi khi quyết định chấm dứt hôn nhân, người vợ đã suy nghĩ rất kỹ, nên sự cương quyết rất cao. Đó là nhận định của một thẩm phán chuyên xử các vụ ly hôn.

Đưa ra nhiều lý lẽ như: Vì hạnh phúc con cái, vì điều tiếng của xã hội, những khó khăn của người mẹ đơn thân... để thuyết phục những người vợ trẻ hàn gắn lại cuộc hôn nhân, thì nhiều phụ nữ nói sẽ dũng cảm chấp nhận những đổ vỡ “hậu ly hôn”.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, gánh nặng, sự tổn thương do ly hôn mang lại cho phụ nữ lớn hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Người phụ nữ khi ly dị thường trở thành bà mẹ đơn thân, phải vất vả bươn chải nuôi con.

Không ít phụ nữ không có điều kiện nuôi con, phải nuốt nước mắt để con ở lại cho chồng nuôi, còn mình bị mang tiếng bỏ con, bị lên án, đánh giá về nhân cách. Vì thế, để bước qua những đổ vỡ của hôn nhân, người phụ nữ cần rất nhiều nỗ lực.

“Thời điểm sau ly hôn, tôi gần như bị stress, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước đó gần nửa năm, nhưng tôi vẫn không quen với việc tự mình gánh vác việc của một người đàn ông. Và nhiều lúc nghe con nhắc tới bố, tôi đã bật khóc, và nghĩ đây liệu có phải là quyết định sai lầm.

Nhưng thời gian đã giúp tôi cân bằng cuộc sống, và hiện tại, mẹ con tôi hạnh phúc vì điều đó” - một phụ nữ chia tay chồng sau 5 năm chung sống tâm sự. “Cách vượt “sốc” tốt nhất là hãy dành thời gian cho công việc, chăm sóc con cái và chăm sóc bản thân. Rồi hạnh phúc sẽ lại đến” - một phụ nữ đã ly hôn chia sẻ.

Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân rạn nứt, không còn tình yêu, hôn nhân chỉ là những đau khổ, thì giải pháp cuối cùng là kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt một cuộc hôn nhân.

Đó là cách nghĩ, cách làm của đa số những phụ nữ trẻ hiện đại.

Ly hôn - chẳng qua là hạnh phúc đến chậm

Tôi có đứa bạn có ông chồng ngoại tình. Bạn tôi đến đánh ghen nhưng thế nào về sau lại yêu luôn chồng của tình địch. Sau thì họ kết hôn với nhau. Cuộc hôn nhân sau thậm chí còn dài hơn cuộc hôn nhân trước. Đúng là kỳ lạ. Ly hôn chắc chắn không phải điều tồi tệ đâu.

Tình cũ than vãn vì trót tham vàng bỏ ngãi

Giữa lúc ấy, ông trời còn trêu ngươi khi cho anh gặp lại em. Chẳng biết can cớ gì mà anh lại than nghèo, kể khổ. 

Ngày anh nghe lời mẹ, chia tay em để đi cưới vợ, anh nghĩ thôi kệ, dẫu sao cưới vợ giàu sau này khi con mình đau ốm, cũng sẽ có tiền thuốc thang; bản thân mình không phải lo lắng chuyện cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Khi anh nói điều này với thằng bạn thân, nó bảo anh là người thực dụng. Còn em thì chỉ lặng lẽ khóc.

Nhà vợ anh rất giàu. Mỗi cô con gái khi đi lấy chồng đều được tặng của hồi môn là một căn nhà, một chiếc xe tải và một số tiền để làm ăn. Anh trở thành ông chủ từ đó. Cuộc sống giàu sang ở nhà vợ khiến anh càng củng cố suy nghĩ của mình: Lấy vợ giàu là một lựa chọn sáng suốt. Nếu lấy em - cô giáo ở vùng quê nghèo - thì có lẽ suốt đời anh cũng chẳng biết làm gì ngoài cái nghề bán cháo phổi cùng em vì có thầy cô giáo nào trở thành đại gia đâu?

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thế nhưng, cuộc đời không phải lúc nào cũng như dòng sông phẳng lặng. Một đứa con, niềm ao ước của vợ chồng anh mãi chẳng thấy dù đã tốn kém rất nhiều tiền bạc để chữa trị. Rồi công việc làm ăn bắt đầu gặp khó khăn. Mà lạ thật, hết khó khăn này đến khó khăn kia nối tiếp nhau. Cho đến một lúc, anh hốt hoảng phát hiện mình nợ nần chồng chất. Nợ mẹ đẻ nợ con. Nhà cửa cầm cố bị phát mãi, xe cộ chẳng còn, một bữa ăn ngon giờ cũng trở thành niềm ước ao lớn nhất. Rồi vợ chồng bắt đầu hục hặc, người này đổ lỗi cho người kia...

Giữa lúc ấy, ông trời còn trêu ngươi khi cho anh gặp lại em. Chẳng biết can cớ gì mà anh lại than nghèo, kể khổ. Anh quên mất cuộc sống hôm nay là do chính anh tạo ra cho đến khi em nói: “Hạnh phúc hay không là do anh lựa chọn”. Một câu nói thật nhẹ nhàng nhưng nó khiến anh xấu hổ trước em.

Đúng rồi. Có ngày hôm nay là do anh lựa chọn. Thế thì than vãn làm gì phải không em?

Tình yêu “thuốc phiện“

(Kiến Thức) - Cách đây hơn một năm, tôi gặp một người đàn ông tính cách khác hẳn chồng tôi, đặc biệt là việc biết lắng nghe, chia sẻ.

Tôi 32 tuổi, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc do chồng tôi ít quan tâm tới vợ con, đã thế lại còn hay nói ngang. Là vợ chồng mà hầu như chúng tôi chẳng bao giờ tâm sự được với nhau, vì chỉ câu trước câu sau đã cãi vã rồi. Cách đây hơn một năm, tôi gặp một người đàn ông tính cách khác hẳn chồng tôi, đặc biệt là việc biết lắng nghe, chia sẻ. Hằng ngày chúng tôi gặp nhau trên mạng, qua điện thoại, thi thoảng đi uống nước, tình cảm ngày càng thắm thiết, tuy nhiên, tôi không cho anh đi quá giới hạn, tất cả chỉ dừng lại như vậy. 
Từ khi có anh, tôi vơi rất nhiều nỗi cô đơn, và nhờ anh, tôi mới yêu đời, chăm sóc vô điều kiện gia đình, dù chồng có thế nào chăng nữa. Nhưng tôi vẫn mặc cảm mình đang làm điều có lỗi. Liệu tôi có cả nghĩ quá không, nhất là khi tôi giữ được không làm điều gì quá giới hạn, và mối quan hệ này đem lại sức sống cho tôi? - Nguyễn Mai Hương (Hà Nội).