Chân dung "cậu Thủy" lấy xương lợn... giả hài cốt liệt sĩ

(Kiến Thức) - Cậu Thủy không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm, mà tự xưng là "nhà tâm linh", đã tìm ra 105 hài cốt liệt sĩ... bằng xương lợn, bò.

Chân dung "cậu Thủy" lấy xương lợn... giả hài cốt liệt sĩ
Sau phóng sự lật tẩy các nhà ngoại cảm của VTV, trên Youtube lại xuất hiện một clip khác của chương trình Trở về ký ức lật tẩy “nhà tâm linh” có biệt danh cậu Thủy.
"Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy - người đeo kính.
"Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy - người đeo kính.
Cậu Thủy tên thật là Nguyễn Thanh Thúy, 54 tuổi, quê quán tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất.
Trước kia, Nguyễn Thanh Thúy từng là công an. Nhưng ông Thúy đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo.
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.
Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “thấu thị”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là "cậu Thủy".
Theo clip Trở về ký ức, tính đến nay đã có 105 trường hợp hài cốt liệt sĩ được Nguyễn Thanh Thúy tìm được, với chi phí bồi dưỡng cho ông Thúy là 75 triệu đồng/trường hợp. Tuy nhiên, 105 trường hợp hài cốt liệt sĩ này đều chứa xương động vật.
Quy trình tìm kiếm như sau: Người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0,5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.
Những cuộc tìm kiếm "thành công" của vợ chồng Thúy để lại rất nhiều nghi vấn.
Chẳng han, trường hợp liệt sĩ Hoàng Văn Tố, hy sinh tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, cách làng Vây hơn 100 cây số. Vậy mà Thúy lại nói liệt sĩ Tố nằm tại làng này. 44 năm đã qua, xương thì vụn nát mà chiếc mũ cối kèm theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi, không mủn. Dép cao su còn mới nguyên có đục tên, lớp đất đen mà Thúy bảo là xương thịt liệt sĩ hóa thành lại là bùn được rải một lớp mỏng.
Liệt sĩ Trần Văn Thực hy sinh tận Quân khu 9 nhưng Thúy dẫn gia đình ra đến Cam Lộ, Quảng Trị và đưa về một nhúm xương vụn với chi phí lên đến 120 triệu đồng.
9 bộ hài cốt liệt sĩ mà nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy khai quật hồi cuối tháng 7 năm nay tại huyện Gio Linh, Quảng Trị và tự ý làm lễ truy điệu tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 sau khi các cơ quan chức năng giám định AND thì kết quả cho thấy đây là một vụ chôn xương người lẫn xương động vật, giả làm hài cố liệt sĩ.
Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng.
Một điều đặc biệt trong các cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy là có sụ tham gia của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
105 trường hợp hài cốt liệt sĩ được cả Thúy tìm thấy đều có sự tham gia của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Và trường hợp gần đây nhất là vụ tìm hài cốt liệt sị tại huyện Gio Linh, Quảng Trị.
Trước đó, cuối tháng 12/2012, “cậu Thủy” và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã tổ chức quy tập hài cốt liệt sĩ tại xã Ea H’Leo, bàn giao 31 hài cốt liệt sĩ cho tỉnh Đắk Lắk. Trong những vụ quy tập, tìm kiếm này, chỉ có người nhà “cậu Thủy” và nhân viên ngân hàng được tham gia tìm kiếm, cất bốc. Những đội quy tập của những đơn vị khác chỉ được đứng ngoài chứng kiến.
Tháng 2, tại Bình Phước, hình ảnh “cậu Thủy” cùng dàn nhân viên áo thun xanh đồng phục của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam lại xuất hiện rầm rộ trong một cuộc quy tập mới ở phường Hưng Chiến, huyện Bình Long. Có tổng cộng 15 hài cốt liệt sĩ được “cậu Thủy” và các nhân viên ngân hàng tìm thấy trong cuộc quy tập này. Tuy nhiên, vẫn là những mảng miếng, kịch bản và nghi vấn y chang những lần trước.
Từ chân dung đối tượng lừa đảo trên, vấn đề đặt ra là: Ai dung dưỡng "cậu Thủy" lừa đảo chót lọt nhiều phi vụ, kiếm bộn tiền? "Cậu Thủy" sẽ chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật?... Kiến Thức sẽ tìm hiểu rõ và thông tin tới bạn đọc.

Đại án tham nhũng nào thất thoát nhiều nhất?

(Kiến Thức) - Trong số 10 đại án tham nhũng mà VKSND Tối cao nêu ra mới đây, ngoài 4 vụ liên quan tới Agribank, Kiến Thức xin điểm qua các vụ còn lại cùng những con số thất thoát cụ thể. 

Đại án tham nhũng nào thất thoát nhiều nhất?
Mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã nêu ra 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như đại án. Trong đó, vụ án tham nhũng tại Vinalines được nêu ra đầu tiên.

Mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã nêu ra 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như đại án. Trong đó, vụ án tham nhũng tại Vinalines được nêu ra đầu tiên. 

Theo hồ sơ vụ án chuyển đến VKSND Tối cao, bị can Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Hàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Vinalines) và các đồng phạm bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Theo hồ sơ vụ án chuyển đến VKSND Tối cao,
bị can Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Hàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Vinalines) 
và các đồng phạm bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Trong thời gian đứng đầu Vinaline, ông Dũng đã cùng một số người khác đã làm trái quy định pháp luật, quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả, đặc biệt là phi vụ mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, tham ô... dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém, gây thất thoát và bỏ túi hàng trăm tỷ đồng.
              Trong
 thời gian đứng đầu Vinaline, ông Dũng đã cùng một số người khác đã làm trái quy định pháp luật, quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả, đặc biệt là phi vụ mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, tham ô... dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém, gây thất thoát và bỏ túi hàng trăm tỷ đồng.

Cận cảnh thợ lặn “không phổi” tìm thi thể bị phi tang

(Kiến Thức) - Gần 20 thợ liên tục thay nhau lặn xuống đáy sông Hồng lạnh cóng để tìm thi thể nạn nhân bị BS Cát Tường phi tang.

Cận cảnh thợ lặn “không phổi” tìm thi thể bị phi tang
Đội thợ lặn gần 20 người đi thuyền ra giữa sông Hồng tìm kiếm nạn nhân.
Đội thợ lặn gần 20 người đi thuyền ra giữa sông Hồng tìm kiếm nạn nhân.

Xác chết phát hiện trên sông Hồng không phải Cát Tường

(Kiến Thức) - “Đến lúc này, tôi vẫn đang đi tìm xác chết nạn nhân Huyền trên sông Hồng”, thượng tá Cương chia sẻ.

Xác chết phát hiện trên sông Hồng không phải Cát Tường
Nói về xác chết vừa phát hiện ở bến đò Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó phòng CS đường thủy, Công an TP Hà Nội cho biết: “Đó không phải là xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền".
Lực lượng CS đường thủy Công an TP Hà Nội vẫn đang khẩn trương tìm xác nạn nhân Huyền.
Lực lượng CS đường thủy Công an TP Hà Nội vẫn đang khẩn trương tìm xác nạn nhân Huyền.
"Nếu đúng là nạn nhân vụ BS ném phi tang thì chúng tôi đã thở phào nhẹ nhỏm, nhưng đó là xác chết của 1 người đàn ông. Đến lúc này, tôi đang vẫn còn tiến hành đi tìm xác chết nạn nhân Huyền”, thượng tá Cương chia sẻ.

Tin mới