Chân dung công chúa Thái Lan gây sốc khi tranh cử Thủ tướng

Công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi (67 tuổi) - chị của nhà vua Thái Lan Rama X - vừa bất ngờ trở thành ứng viên tranh cử chức Thủ tướng nước này. Bà là một người có học thức và chuyên môn, là lựa chọn phù hợp nhất của đảng Thai Raksa Chart.

Chân dung công chúa Thái Lan gây sốc khi tranh cử Thủ tướng
Bước ngoặt lịch sử trên chính trường Thái Lan
Đảng Thai Raksa Chart - được cho là một trong những nhánh quan trọng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) - đã tạo nên cú sốc lớn trên chính trường Thái Lan sau khi đề cử Công chúa Thái Lan Ubolratana làm ứng cử viên thủ tướng của đảng này trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 24/3 tới.
Chan dung cong chua Thai Lan gay soc khi tranh cu Thu tuong
Công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi
Công chúa Thái Lan Ubolratana tuyên bố, bà đang thực thi quyền công dân của mình khi chấp thuận đề cử của một đảng phái chính trị làm ứng cử viên thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 3 tới.
Trên tài khoản Instagram cá nhân, Công chúa Ubolratana cho biết: "Tôi từ bỏ tước hiệu hoàng gia và sống như một dân thường. Tôi chấp thuận đề cử của Đảng Thai Raksa Chart làm ứng cử viên Thủ tướng nhằm thể hiện quyền lợi và sự tự do mà không có bất kỳ đặc quyền nào so với các công dân Thái Lan khác trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp".
Trong lịch sử Thái Lan, chưa từng có thành viên hoàng gia nào ứng cử cho vị trí cao nhất trong bộ máy chính trị nước này. Với chế độ quân chủ lập hiến được áp dụng từ năm 1932, thành viên hoàng gia Thái Lan được coi là có địa vị cao hơn đảng phái chính trị và thường đứng ngoài chính trường. Tuy vai trò của hoàng gia Thái chỉ mang tính nghi lễ, song họ có ảnh hưởng lớn với xã hội và được người dân kính trọng. Phát biểu với báo giới, ông Preechapol Pongpanich - Chủ tịch đảng Thai Raksa Chart - khẳng định Công chúa Ubolratana là một người có học thức và chuyên môn, là lựa chọn phù hợp nhất của đảng này.
Bà Ubolratana là một diễn viên điện ảnh và tự bỏ tước hiệu công chúa Thái Lan khi lấy chồng người nước ngoài năm 1972. Sau khi ly hôn vào năm 1998, bà quay trở lại Thái Lan sinh sống. Hiện tại, bà không còn là công chúa của nước này nhưng vẫn được quyền tham gia đầy đủ các nghi thức hoàng gia.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc bà Ubolratana trở thành ứng viên Thủ tướng cho Đảng Người Thái bảo vệ quốc gia làm vị thế của Đảng này tăng đáng kể. Công chúa Thái Lan với uy tín của mình và vị thế một người đứng ngoài các đảng phái có thể trở thành cầu nối xoa dịu những chia rẽ trên chính trường Thái Lan trong hơn một thập kỷ qua.
Đương kim Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha cũng thông báo sẽ tranh cử bảo vệ vị trí người lãnh đạo chính phủ. Ông là ứng viên của đảng quân đội Phalang Pracharat. Cuộc tổng tuyển cử được chờ đợi trong gần 5 năm qua, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014 lật đổ nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra, giờ đây càng trở nên gay cấn.
Bà Ketpreeya Kaewsanmuang, phát ngôn viên đảng Pheu Thai, cho biết 10 ứng viên nam đã đổi tên mình thành Thaksin và 5 ứng viên nữ đã đổi tên mình thành Yingluck, theo tên của 2 anh em cựu thủ tướng. Giới chuyên gia cho rằng dù không có mặt ở Thái Lan, song tầm ảnh hưởng chính trị của hai anh em nhà Shinawatra vẫn rất mạnh mẽ.
Từ bỏ hoàng gia vì tình yêu
Từng học Công nghệ Hóa sinh, thích đóng phim và yêu ca hát, bà Ubolratana không phải là một công chúa theo khuôn mẫu truyền thống. Công chúa Ubolratana, từng có biệt danh "La Poupée" (búp bê), là con đầu lòng của nhà vua quá cố Bhumibol Adulyadej và hoàng hậu Sirikit.
Bà sinh ra tại Lausanne (Thụy Sĩ) tháng 4/1951 trong thời gian vua Bhumibol còn đang du học tại châu Âu. Vua Bhumiblol sau đó có thêm 3 người con là Maha Vajiralongkorn, Maha Chakri Sirindhorn và Chulabhorn. Công chúa Ubolratana được cho là có tư chất thông minh. Bà lấy bằng cử nhân toán học và công nghệ hóa sinh tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sau đó học tiếp lên thạc sĩ ngành y tế cộng đồng tại trường đại học California ở Los Angeles (Mỹ).
Công chúa "búp bê" này cũng từng mang lại niềm tự hào to lớn cho hoàng gia và người dân Thái Lan khi cùng phụ thân giành huy chương vàng môn đua thuyền trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 1967 ở Bangkok.
Công chúa Thái Lan gặp công dân Mỹ Peter Ladd Jensen khi hai người là sinh viên của MIT và kết hôn vào ngày 25/7/1972. Bà lấy tên mới là Julie Jensen và định cư tại Mỹ cùng chồng. Với lựa chọn đi theo tiếng gọi của tình yêu, công chúa Ubolratana chấp nhận từ bỏ tước vị hoàng gia Thái Lan và sống cuộc đời "không theo khuôn mẫu truyền thống". Cặp đôi có với nhau hai người con gái và một cậu con trai. Bhumi, con trai của bà Ubolratana, đã qua đời vào năm 2004 trong thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương.
Song, cuộc hôn nhân của bà đổ vỡ vào năm 1998 và gần 3 năm sau, bà trở về sống ở Thái Lan.
Ngôi sao truyền thông
Sau khi trở về quê hương, bà được sắc phong danh hiệu "Tunkramom Ying" (Con gái của Nữ hoàng nhiếp chính) và được các quan chức chính phủ Thái Lan coi một thành viên của hoàng gia.
Công chúa Ubolratana là một người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Bà hiện là chủ tịch của 4 quỹ phi lợi nhuận, bao gồm quỹ hỗ trợ các chiến dịch bài trừ nạn sử dụng chất kích thích, quỹ giúp đỡ những người tự kỷ và người nghèo - theo thông tin của Bộ Văn hóa Thái Lan. Bà còn thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc dành cho thanh thiếu niên.
Công chúa Ubolratana không trốn tránh ánh hào quang của hoàng gia Thái Lan. Trong những năm qua, bà trở thành một ngôi sao truyền thông, tạo sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Bà từ lâu đã được coi là đại sứ của ngành công nghiệp điện ảnh Thái Lan. Công chúng thường xuyên thấy bà xuất hiện tại các liên hoan phim quốc tế.
Không chỉ tham gia các dự án phim màn ảnh nhỏ, bà còn thử sức làm diễn viên điện ảnh, bao gồm phim "Where The Miracle Happens" (Nơi điều kỳ diệu xảy ra) sản xuất năm 2008 và "Bodyguard" (Vệ sĩ) năm 2011. Bà thậm chí từng đóng vai hoàng hậu trong bộ phim "Anantalai".
Công chúa còn lấn sân sang cả lĩnh vực âm nhạc, trình diễn trong nhiều video và chương trình hòa nhạc. Ngoài ra, bà cũng thu hút sự quan tâm lớn trên mạng xã hội tại Thái Lan với tài khoản Instagram của bà có đến 97.000 người theo dõi. Gần đây bà đăng nhiều video về ẩm thực đường phố hay vấn nạn ô nhiễm không khí ở thủ đô Bangkok.
Bà còn là một ca sĩ kiêm người dẫn chương trình truyền hình "To be Number One" (Để trở thành người số 1) - chương trình tạp kỹ dành cho thanh thiếu niên do quỹ từ thiện của bà phối hợp với cơ quan sức khỏe tâm thần thuộc Bộ Y tế thực hiện. Trong chương trình này, bà vừa làm MC, vừa đóng vai trò của người tư vấn cho thanh thiếu niên.

Toàn cảnh công tác chuẩn bị cho lễ tang Vua Thái Lan Bhumibol

(Kiến Thức) - Lễ tang cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej sẽ kéo dài 5 ngày, chính thức bắt đầu vào 25/10. Trước đó, công tác chuẩn bị cho tang lễ đã diễn ra gần một năm.

Toàn cảnh công tác chuẩn bị cho lễ tang Vua Thái Lan Bhumibol
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol
 Lễ tang cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej sẽ kéo dài 5 ngày, chính thức bắt đầu vào 25/10. Dự kiến, hàng trăm nghìn người dân Thái Lan sẽ tham dự đám tang của cố vương Bhumibol ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AP.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-2
Được biết, công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho đám tang đã diễn ra gần một năm. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-3
Địa điểm tổ chức đám tang cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-4
 Trước đó, ngày 21/10, buổi tổng duyệt cho lễ diễu hành đám tang cố Nhà vua Bhumibol đã diễn ra tại thủ đô Bangkok. Ảnh: Reuters.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-5
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (phải) tham dự buổi tổng duyệt lễ tang cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej hôm 21/10. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-6
Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn tham gia buổi tổng duyệt. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-7
Theo kế hoạch, ngày 25/10, lễ cúng viếng được tổ chức tại Cung điện Dusit Maha Prasat, nơi đặt linh cữu cố nhà vua. Lễ hỏa táng được ấn định vào ngày 26/10. Linh cữu cố Quốc vương Bhumibol sẽ được đưa đến đài hóa thân tại quảng trường Sanam Luang để hỏa táng. Ảnh: Reuters.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-8
Được biết, đài hóa thân hoàn vũ được Thái Lan xây dựng suốt gần một năm và trung tâm của đài hóa thân này là giàn hỏa táng mạ vàng. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-9
Đài hóa thân ở Sanam Luang được trang trí bằng nhiều tượng các vị thần đại diện cho các tôn giáo ở Thái Lan và các sinh vật thần thoại trong tư tưởng tâm linh của đạo Phật và đạo Hindu. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-10
 Một góc bên trong đài hóa thân hoàn hoàn vũ, nơi diễn ra lễ hỏa táng cố Quốc vương Bhumibol. Ảnh: Reuters.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-11
 Một hình ảnh khác trong buổi tổng duyệt trước tang lễ. Ảnh: Reuters.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-12
 Người dân cầm di ảnh của vị vua mà họ vô cùng kính trọng. Ảnh: Reuters.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-13
Đoàn khiêng di hài của Nhà vua Bhumibol tập dượt trước khi lễ tang chính thức diễn ra vào 26/10. Ảnh: Reuters. 
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-14
 Rất đông người dân đã tham dự buổi tổng duyệt chuẩn bị cho tang lễ ở thủ đô Bangkok hôm 21/10. Ảnh: New.com.
Toan canh cong tac chuan bi cho le tang Vua Thai Lan Bhumibol-Hinh-15
 Cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej mất ngày 13/10/2016, sau hơn 7 thập kỷ trị vì Thái Lan. Ông là một vị vua được người dân Thái Lan vô cùng yêu mến và kính trọng. Ảnh: AP.

Ngỡ ngàng cuộc sống hiện đại ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây được chụp tại nhiều khu vực trên khắp đất nước Triều Tiên đã phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống của người dân ở đất nước Triều Tiên hiện nay.

Ngỡ ngàng cuộc sống hiện đại ở đất nước Triều Tiên
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien
 Có thể thấy, cuộc sống ở đất nước Triều Tiên đã thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực trong những năm qua. (Nguồn ảnh: NK News)
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-2
Một người đàn ông ngồi chờ tại bến xe. 
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-3
 Nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh “mọc lên” tại quốc gia Đông Á này.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-4
 Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường phố.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-5
Người dân Triều Tiên bán trái cây tươi ngon ven đường. 
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-6
 Bên trong một cửa hàng bán mỹ phẩm nổi tiếng ở Triều Tiên.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-7
 Những tòa nhà cao tầng, hiện đại không còn là điều hiếm thấy ở quốc gia này.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-8
 Người đàn ông lái taxi trên đường phố.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-9
 Bức ảnh cho thấy một đất nước Triều Tiên hiện đại và phát triển hiện nay.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-10
 Người dân Triều Tiên đi xe đạp điện trên đường phố.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-11
 Còn đây là những chiếc máy bán hàng tự động.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-12
 Những chiếc ô tô nối đuôi nhau trên một con đường ở Triều Tiên.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-13
 Người phụ nữ dùng smartphone vừa đi vừa nói chuyện.
Ngo ngang cuoc song hien dai o dat nuoc Trieu Tien-Hinh-14
Bên trong một siêu thị bày bán rất nhiều mặt hàng ở Triều Tiên. 

Giải mã Chiến dịch Kẹp giấy trong Thế chiến II

Sau khi Đức đầu hàng, Mỹ dẫn đầu một chiến dịch tìm kiếm tại các vùng lãnh thổ Đức nhằm thu thập các nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự có giá trị.

Giải mã Chiến dịch Kẹp giấy trong Thế chiến II
 Một số tổ chức như Tiểu ban mục tiêu tình báo hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, thẩm vấn các nhà khoa học tại những cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân đồng minh chiếm được.
Trong số đó, người ta đã tìm ra một tài liệu cực kỳ quan trọng, được cất giấu tại một nhà vệ sinh ở Đại học Bonn: Danh sách Osenberg, một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã làm việc cho Đế chế thứ ba.

Tin mới