Chân dung đáng ngưỡng mộ của Thiếu tá vừa hy sinh vụ Mi-171

(Kiến Thức) - Trong cảm nhận của anh Phương, người thầy, người bạn Đặng Thành Chung của mình rất thông minh, vui tính, dí dỏm, hay pha trò... 

Chia sẻ với Kiến Thức, Luật sư Đoàn Thế Phương, Đoàn Luật sư TP HCM, thành viên Câu lạc bộ (CLB) Hàng không phía Nam, người từng là học viên thân thiết và gắn bó nhiều năm với thiếu tá Đặng Thành Chung, anh khá sốc và buồn khi biết tin thiếu tá Đặng Thành Chung ra đi đột ngột. “Tôi có cảm giác như vừa mất đi một người thân thiết, tri kỷ. Anh ra đi dường như mang cả niềm đam mê đối với môn thể thao nhảy dù của tôi đi theo”.
Thiếu tá Đặng Thành Chung bên các học viên.
 Thiếu tá Đặng Thành Chung bên các học viên. 
Trong cảm nhận của anh Phương, người thầy, người bạn Đặng Thành Chung của mình là một người thông minh, vui tính, dí dỏm, rất hay pha trò. Ở anh có một nguồn năng lượng dồi dào mà có thể lan truyền sang những người ở gần hay tiếp xúc với anh. Anh có một niềm đam mê bất tận với môn thể thao nhảy dù mà mình đã chọn.
Về chuyên môn, có thể nói thiếu tá Đặng Thành Chung là một trong những giáo viên dù giỏi nhất hiện nay. Dù là môn dù thể thao hay dù động cơ, anh cũng đều rất thành thục. Anh là người luôn đi tiên phong trong việc đưa dù tròn (nhảy dù), dù lượn, paramotor (dù lượn có động cơ)... đến với những người yêu thích môn thể thao mạo hiểm này tại Việt Nam.
Anh Phương cũng cho biết thêm, có một điều đặc biệt ít ai biết đến là Thiếu tá Đặng Thành Chung được đào tạo là kế toán chuyên nghiệp trong quân đội. Nhưng vì niềm đam mê với bầu trời mà anh đã chọn cho mình hướng đi khác, trở thành một người lính dù. Trước khi hy sinh, anh là huấn luyện viên, vận động viên nhảy dù của Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không.
Thiếu tá Chung còn là một người đam mê và có tài chụp ảnh. Nhiều học viên tham gia khóa huấn luyện nhảy dù có được những khoảnh khắc đẹp cũng là nhờ anh chụp.
Thiếu tá Chung còn là một người đam mê và có tài chụp ảnh. Nhiều học viên tham gia khóa huấn luyện nhảy dù có được những khoảnh khắc đẹp cũng là nhờ anh chụp. 
Anh có mặt khắp mọi miền Tổ quốc, tham gia rất nhiều môn thể thao mạo hiểm, yêu thích chụp ảnh và giao lưu bạn bè. Niềm đam mê lớn nhất của anh luôn là bầu trời với các bộ môn dù.
“Tôi còn nhớ như in hồi đầu học huấn luyện nhảy dù với anh Chung, khi luyện tập dưới mặt đất, lúc tôi nhảy, anh Phương kêu lên: “úi thằng Phương, mày nhảy gì mà giống như đi vồ cọp vậy”. Anh là vậy đó, rất cởi mở, hài hước và biết cách để làm cho người khác cảm thấy gần gũi hơn, chứ không quá nghiêm khắc khô khan như nhiều giáo viên khác. Anh cũng luôn là người nhẫn nại quan sát, chỉnh sửa trang phục, dụng cụ cho học viên khi cần. Anh rất biết cách động viên và truyền lòng dũng cảm cho người khác. Có một điều mà ai theo đuổi môn thể thao dù cũng muốn được anh làm, đó là đẩy người ra khỏi máy bay, lao vào không trung. Tôi còn nhớ lúc thực hiện cú nhảy dù đầu tiên từ trên máy bay, tôi đã rất hồi hộp, nhưng nghe anh khích lệ vài câu và trực tiếp đẩy tôi vào không trung, tôi đã yên tâm hơn. Ngoài ra, anh còn có tài chụp ảnh. Rất nhiều khoảnh khắc đẹp của các học viên khi tham gia vào môn thể thao dù là do anh chụp.
Trong số 18 chiến sĩ tử nạn trong vụ trực thăng Mi-171 rơi mới đây còn có Đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm. Theo chia sẻ của Đỗ Ngọc Hoa, biên tập viên Truyền hình Viettel trên trang mạng xã hội của kênh truyền hình này, anh Tâm là người rất nhiệt tình, chu đáo và cũng rất đam mê với môn thể thao dù.
Khoảnh khắc vui vẻ bên vợ và 2 con của Đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm.
Khoảnh khắc vui vẻ bên vợ và 2 con của Đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm.
“Là một trong số những người gần gũi và tiếp xúc với các anh trong hơn 3 lần phối hợp với đơn vị ghi hình, tôi cảm thấy bàng hoàng, xót xa và đau đớn. Vẫn mang một lời hứa với anh Tâm, mới tuần trước tôi còn gọi điện cho anh hẹn sang tuần qua đơn vị làm việc thăm các anh. Chưa kịp thực hiện, thì sự việc đau đớn đã xảy ra”, BTV Đỗ Ngọc Hoa chia sẻ.
Có lẽ những người trong kíp ghi hình chương trình "Những trái tim dũng cảm" của Truyền hình Viettel cách đây 1 năm không thể quên được hình ảnh anh Tâm chơi đùa và âu yếm con vào buổi tối trước chuyến nhảy dù.
Anh Tâm từng tâm sự với ekip làm chương trình: “Mỗi lần xe đưa các anh huấn luyện từ Hòa Lạc về, đến đầu cổng khu tập thể gia đình của đơn vị là vợ con ùa ra đường đón vì họ biết lúc đó các anh đã an toàn trở về nhà”.
Người ta nói “sinh nghề tử nghiệp”, với những người lính dù, bầu trời không chỉ là nhiệm vụ với Tổ quốc mà còn là cuộc đời của họ. Thế nên dù biết có nhiều bất trắc, rủi ro nhưng các anh vẫn luôn đam mê và nhiệt huyết với nghề.

Xem “cậu ấm, cô chiêu” con đại gia đi thi Đại học

(Kiến Thức) - Nổi bật giữa rừng sĩ tử đợt 1 kỳ thi Đại học năm nay là những "cậu ấm, cô chiêu" được đưa đón bằng "xế hộp" đắt tiền.

Trong buổi thi sáng nay (5/7), ở cổng trường ĐH Thương Mại, quận Cầu Giấy, Hà Nội có khá nhiều "xế hộp" đắt tiền.
Trong buổi thi sáng nay (5/7), ở cổng trường ĐH Thương Mại, quận Cầu Giấy, Hà Nội có khá nhiều "xế hộp" đắt tiền.

Zoom giường Quý phi Từ Dũ giá triệu đô... hiến biển đảo

(Kiến Thức) - Quý phi sàng của Hoàng phi Từ Dũ bằng gỗ trắc, có giá triệu USD, đang thuộc sở hữu của “Vua đồ cổ” Hoàng Văn Cường.

"Vua đồ cổ" Sài Gòn Hoàng Văn Cường sở hữu hơn trăm triệu USD tài sản cổ vật và có ý hiến tặng 70% giá trị ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. Hàng ngày, ông chỉ sử dụng phương tiện vận tải công cộng để từ nhà ở trung tâm quận 1 đến thăm, chăm sóc 2 kho cổ vật khác ở quận 9 và quận 7, TP HCM.
 "Vua đồ cổ" Sài Gòn Hoàng Văn Cường sở hữu hơn trăm triệu USD tài sản cổ vật và có ý hiến tặng 70% giá trị ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. Hàng ngày, ông chỉ sử dụng phương tiện vận tải công cộng để từ nhà ở trung tâm quận 1 đến thăm, chăm sóc 2 kho cổ vật khác ở quận 9 và quận 7, TP HCM.

Đây là long sàng của Hoàng phi Từ Dũ, chính cung của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Còn ngày nay, ở TP HCM cũng có bệnh viện phụ sản mang tên bà Từ Dũ nổi tiếng khắp cả nước.
Đây là long sàng của Hoàng phi Từ Dũ, chính cung của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Còn ngày nay, ở TP HCM cũng có bệnh viện phụ sản mang tên bà Từ Dũ nổi tiếng khắp cả nước. 

Theo ông Cường, chiếc Quý phi sàn (giường ngủ của Hoàng phi) này làm bằng gỗ trắc, được ông mua tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) sau ngày thống nhất đất nước.
Theo ông Cường, chiếc Quý phi sàn (giường ngủ của Hoàng phi) này làm bằng gỗ trắc, được ông mua tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) sau ngày thống nhất đất nước.  

Chiếc Quý phi sàng này được ông Cường cho biết có giá hơn 2 tỉ đồng (khoảng 1 triệu USD) và là một trong số tài sản ông tâm nguyện bán đấu giá để ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước.
Chiếc Quý phi sàng này được ông Cường cho biết có giá hơn 2 tỉ đồng (khoảng 1 triệu USD) và là một trong số tài sản ông tâm nguyện bán đấu giá để ủng hộ quỹ Quốc phòng bảo vệ đất nước. 

Quý phi sàng đang được để tại kho cổ vật trên xa lộ Hà Nội, ở quận 9. Khu vực này không lâu nữa sẽ được giải tỏa trong dự án mở rộng xa lộ. "Vua đồ cổ" mong muốn các ngành chức năng sớm giúp ông được thực hiện ý nguyện để cống hiến tài sản cho đất nước.
Quý phi sàng đang được để tại kho cổ vật trên xa lộ Hà Nội, ở quận 9. Khu vực này không lâu nữa sẽ được giải tỏa trong dự án mở rộng xa lộ. "Vua đồ cổ" mong muốn các ngành chức năng sớm giúp ông được thực hiện ý nguyện để cống hiến tài sản cho đất nước.
Còn đây là một chiếc long sàng khác trong bộ sưu tập của ông Cường có giá hơn triệu đô.
Còn đây là một chiếc long sàng khác trong bộ sưu tập của ông Cường có giá hơn triệu đô.
Tuy nhiên, vì đang thu dọn để bàn giao mặt bằng, ông đành phải dùng long sàng để thờ phụng các tượng Ngọc Hoàng, tượng Phật...
Tuy nhiên, vì đang thu dọn để bàn giao mặt bằng, ông đành phải dùng long sàng để thờ phụng các tượng Ngọc Hoàng, tượng Phật...

 Clip cận cảnh Long sàng Hoàng phi giá cả triệu USD.

Tin mới