Chân dung hai nữ giáo sư đạt giải thưởng Kovalevskaia 2021

Hai nhà khoa học nữ công tác tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Đại học Cần Thơ được vinh danh giải thưởng Kovalevskaia 2021.

GS.TS Nguyễn Minh Thủy
GS.TS Nguyễn Minh Thủy
Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam vừa công bố kết quả xét tặng Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 cho hai nhà khoa học nữ: GS.TS.NGƯT Nguyễn Minh Thủy, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, Khoa nông nghiệp, Đại học Cần Thơ và GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Dự kiến lễ trao giải thưởng tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam (tháng 5/2022) tại Hà Nội.
Chan dung hai nu giao su dat giai thuong Kovalevskaia 2021
GS.TS Nguyễn Minh Thủy 
GS.TS Nguyễn Minh Thủy (61 tuổi, quê An Giang), đang là giảng viên bộ môn Công nghệ Thực phẩm, khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Năm 2017, bà hoàn thành chương trình tiến sĩ và được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2010 và giáo sư năm 2020. Bà cũng được vinh danh nhà giáo ưu tú năm 2014.
Các nghiên cứu của GS Thủy tập trung vào giải pháp, chiến lược nhằm giải quyết lâu dài vấn đề về tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nông dân và ngành nông nghiệp khi gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch.
Chan dung hai nu giao su dat giai thuong Kovalevskaia 2021-Hinh-2
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai.
Hiện bà sở hữu hơn 150 công bố đăng trên các tạp chí khoa học phản biện trong nước (chỉ số ISSN) và tạp chí quốc tế có uy tín (SCOPUS, Indexed ISI).
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai (50 tuổi, quê Quảng Ngãi), Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM). Bà từng tốt nghiệp ngành hóa học Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học tự nhiên). Sau đó, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành hóa dược tại Đại học Y Dược Toyama (Nhật Bản) và được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2014 và sau đó là giáo sư vào năm 2021.
Trong 10 năm đầu sau tiến sĩ, bà chủ yếu tập trung nghiên cứu lĩnh vực phát hiện thuốc từ dược liệu Việt Nam. Gần đây, nữ giáo sư tiếp tục triển khai một số nghiên cứu ứng dụng, hoàn thành 2 sản phẩm hỗ trợ ung thư đường tiêu hóa và viêm khớp từ dược liệu trong nước.
Với những nghiên cứu này, GS Mai sở hữu hơn 60 bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Với nghiên cứu về các sản phẩm từ loài ong nuôi ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của GS Mai đạt được giải thưởng Quả cầu vàng năm 2017 và Giải thưởng sáng tạo TP.HCM năm 2019.

Giải thưởng Kovalevskaia mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc thế kỷ 19 - Sophia Kovalevskaia (1850 - 1891).

Ở Việt Nam từ năm 1985, Giải thưởng Kovalevskaia bắt đầu được xây dựng. Đến nay, giải thưởng này trao giải thưởng cho 20 tập thể và 49 cá nhân nhà nữ khoa học có thành tích nghiên cứu khoa học tự nhiên xuất sắc và ứng dụng nổi bật trong các lĩnh vực toán học, hóa học, sinh học, y tế, giáo dục, nông nghiệp.

Những chuyện khó tin về nhà khoa học thiên tài Marie Curie

(Kiến Thức) - Có nhiều bất ngờ thú vị về cuộc đời bà Marie Curie (1867 – 1934), nữ khoa học gia vĩ đại nhất của thế giới thế kỷ 20.

Những chuyện khó tin về nhà khoa học thiên tài Marie Curie
Nhung chuyen kho tin ve nha khoa hoc thien tai Marie Curie
Ngất xỉu vì đói do không có tiền mua đồ ăn. Sinh trưởng ở Warsaw, Ba Lan, Marie Curie đã tìm đến Paris để theo đuổi hoài bão nghiên cứu khoa học của mình. Năm 1891, bà ghi danh vào đại học danh tiếng Sorbonne. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại đây, bà đã nhiều lần ngất xỉu vì đói do không có tiền mua thức ăn. Trong nhiều tháng trời, bà sống sót nhờ bánh mì phết bơ và trà. Ảnh: How It Works Magazine

Cuộc đời phi thường của nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel

Nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel danh giá là Marie Curie. Không chỉ 1 giải, bà còn là người đầu tiên trên thế giới đạt 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau là Vật lý và Hóa học.

Cuộc đời phi thường của nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel
Cuoc doi phi thuong cua nu khoa hoc gia dau tien dat giai Nobel
 Marie Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học thành công và nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong số này, bà được nhiều người nhớ đến là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel. 

Nhà khoa học nữ thầm lặng khám phá loài cây “nhỏ nhưng có võ'

Dương xỉ là loài cây không hương không sắc, thậm chí chẳng có hoa, quả. Nhưng TS. Lữ Thị Ngân đã âm thầm đi tìm, chứng minh vẻ đẹp và những giá trị mà nhiều người không thể ngờ tới của loài cây này. 

Nhà khoa học nữ thầm lặng khám phá loài cây “nhỏ nhưng có võ'
Tôi yêu dương xỉ bởi vẻ đẹp tiềm ẩn

Tin mới