Chân dung những nhà giáo huyền thoại nổi tiếng thế giới
Những nhà giáo nổi tiếng thế giới không chỉ mang lại kiến thức cho nhiều thế hệ học trò mà còn để lại triết lý giáo dục sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Khổng Tử (551–479 TCN) - Trung Quốc. Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Trung Quốc. Được xem là cha đẻ của tư tưởng Nho giáo, Khổng Tử đặt nền móng cho triết lý giáo dục dựa trên đạo đức, lễ nghĩa và sự tôn trọng gia đình. Ảnh: Pinterest.
Socrates (470–399 TCN) - Hy Lạp. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại này là người tiên phong trong việc giảng dạy bằng phương pháp đối thoại (phương pháp Socrates). Ông khuyến khích học trò tự suy nghĩ, đặt câu hỏi và tìm kiếm chân lý qua tranh luận. Ảnh: Pinterest.
Plato (427–347 TCN) - Hy Lạp. Plato là học trò của Socrates và thầy của Aristotle. Ông là người thành lập Học viện Athens, một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên trên thế giới. Plato nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc xây dựng xã hội lý tưởng. Ảnh: Pinterest.
Aristotle (384–322 TCN) - Hy Lạp. Là học trò của Plato và là thầy của Alexander Đại đế, Aristotle (có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học, logic và giáo dục. Quan niệm của ông về giáo dục đặt nền tảng cho nền giáo dục nhiều thế kỷ sau. Ảnh: Pinterest.
Johann Heinrich Pestalozzi (1746–1827) - Thụy Sĩ. Là một nhà cải cách giáo dục, người khuyến khích việc học tập qua trải nghiệm thực tế, Johann Heinrich Pestalozzi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện cả trí tuệ, tình cảm và thể chất của trẻ em. Ảnh: Pinterest.
Maria Montessori (1870–1952) – Ý. Là nhà giáo dục tiên phong trong phương pháp Montessori, Maria Montessori tập trung vào việc giáo dục trẻ qua môi trường tự do và tôn trọng cá nhân. Bà nhấn mạnh sự phát triển tự nhiên và khả năng tự học của trẻ. Ảnh: Pinterest.
John Dewey (1859–1952) - Mỹ. Là nhà triết học và nhà giáo dục người Mỹ, John Dewey được coi là cha đẻ của phương pháp giáo dục thực nghiệm (progressive education). Ông tin rằng giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn giúp học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm và sáng tạo. Ảnh: Pinterest.
Rabindranath Tagore (1861–1941) - Ấn Độ. Không chỉ là nhà thơ tầm vóc toàn cầu, Rabindranath Tagore còn là nhà giáo dục và nhà cải cách xã hội. Ông thành lập trường học Shantiniketan, nơi giảng dạy kết hợp các phương pháp truyền thống của Ấn Độ với giáo dục hiện đại. Ảnh: Pinterest.
Janusz Korczak (1878–1942) - Ba Lan. Janusz Korczak làn nhà giáo dục, bác sĩ và nhà văn, nổi tiếng vì những phương pháp giảng dạy nhân văn, tôn trọng quyền trẻ em. Là một người Do Thái, ông bị Đức Quốc xã giam tại Trại Treblinka và bị hành quyết tại đây cùng các học trò. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.