Chân dung nữ Chủ tịch tại vị chỉ 5 ngày của Eximbank

Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Eximbank ngày 26/4 tới đây dự kiến sẽ rất nóng vấn đề nhân sự cấp cao và những tranh chấp quyền lực trong nội bộ HĐQT.

Chỉ 5 ngày sau khi được bầu Chủ tịch HĐQT Eximbank ngày 22/3, bà Lương Thị Cẩm Tú đã buộc phải rời ghế nóng theo Quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT của Tòa án nhân dân TP.HCM sau khi cơ quan này áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank (nghị quyết bầu bà Cẩm Tú làm Chủ tịch HĐQT).
Nghị quyết số 112 của HĐQT Eximbank được ban hành ngày 22/3 đã quyết định bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc và yêu cầu ông bàn giao công việc lại cho bà Lương Thị Cẩm Tú.
Chan dung nu Chu tich tai vi chi 5 ngay cua Eximbank
Bà Lương Thị Cẩm Tú  
Tuy nhiên, ông Quốc không chấp nhận Nghị quyết này của HĐQT Eximbank nên đã có đơn đề nghị Tòa án nhân dân TP.HCM hủy Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank.
Như vậy, với biện pháp khẩn cấp tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 112, bà Lương Thị Cẩm Tú đã không được công nhận là Chủ tịch HĐQT Eximbank, và ông Lê Minh Quốc vẫn là Chủ tịch ngân hàng này.
Đáng chú ý, Nghị quyết số 112 được HĐQT Eximbank thông qua với sự đồng tình của Sumitomo Mitsui Banking Corporation, đối tác chiến lược nắm giữ 15% cổ phần của Eximbank.
Bà Lương Thị Cẩm Tú đươc cho là người của nhóm Nam Á Bank khi trước đó là Tổng Giám đốc Nam Á Bank giai đoạn tháng 5/2015-3/2018.
Trước khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank, tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.
Ngay sau khi có chân trong HĐQT, nữ doanh nhân 8X này đã mua vào 13,8 triệu cổ phiếu EIB, tương đương với tỷ lệ sở hữu 1,12% vốn cổ phần của ngân hàng, và là cá nhân nắm nhiều cổ phiếu EIB nhất trong HĐQT Eximbank hiện nay.
Thời gian qua dấy lên tin đồn ông Đặng Văn Thành – cựu Chủ tịch Sacombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công – sẽ trở lại sau 7 năm vắng bóng.
Thông tin này chỉ dựa vào việc bà Cẩm Tú từng đầu quân cho ông Thành với vai trò Giám đốc Sacombank Khánh Hòa và từng có thời gian gắn bó với Thành Thành Công.
Cụ thể, Bà Tú bắt làm Giám đốc phân xưởng đường túi, Công ty Thành Thành Công từ năm 2002 đến năm 2003. Sau đó bà là nhân viên Tín dụng, Phó phòng Tín dụng Sacombank-Khánh Hòa rồi lên dần các vị trí Trợ lý Giám đốc Sacombank - Khánh Hòa, Phó Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa.
Tuy nhiên, mới đây ông Thành đã chính thức phủ nhận thông tin mình sẽ quay trở lại với ngân hàng.
Trước khi bà Lương Thị Cẩm Tú là thành viên HĐQT được bầu vào chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank, bà từng có 2 năm làm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).
Trước đó, bà Lương Thị Cẩm Tú là Giám đốc Khu vực kiêm Trưởng VP đại diện khu vực miền Trung & Tây Nguyên - Ngân hàng MHB, Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa.

Hotgirl chiếm đoạt hơn 50 tỷ: Lộ kẽ hở "khủng" của Eximbank

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư, Giám đốc PGD Eximbank Đô Lương thừa nhận kẽ hở trong ngân hàng Eximbank khi ban hành quyết định 147, cho phép giao dịch với khách hàng VIP tại nhà mà không hướng dẫn, quy trình cụ thể.

Ngày 28/6, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Lam và 15 cán bộ nhân viên Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương trong vụ án chiếm đoạt hơn 50 tỷ của khách hàng.
Theo Vietnamnet, khi được mời lên xét hỏi, bị cáo Đặng Đình Hồng - nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương trình bày, đối với các giao dịch khống của Nguyễn Thị Lam, theo quy định, các giao dịch viên, kiểm soát viên có thể gọi điện hoặc đến nhà khách hàng kiểm tra. Nhiệm vụ này bị cáo đã giao lại cho nhân viên.

Hai nhân viên Eximbank bị bắt: Cái giá phải trả cho sự sơ suất?

(Kiến Thức) -Trong trường hợp hai nhân viên Eximbank vừa bị bắt không cố ý nhưng bị yêu cầu nhận chứng từ và chỉ thị rút tiền 245 tỉ đồng của khách thì rõ ràng, đó là cái giá phải trả quá đắt cho sự…sơ suất.

Vụ việc hai nhân viên ngân hàng Eximbank chi nhánh TP HCM (đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM) bị bắt do liên quan đến vụ việc Lê Nguyễn Hưng - nguyên giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM - đã bị khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 245 tỷ đồng tiết kiệm của bà Chu Thị Bình đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nữ cán bộ Hồ Thị Thủy và Nguyễn Thị Thi, nhân viên phòng khách hàng của Eximbank chi nhánh TP HCM bị bắt và bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là xứng đáng. Bởi hành vi của hai nữ cán bộ này đã giúp sức cho Lê Nguyễn Hưng trong việc chiếm đoạt tiền ngân hàng Eximbank của khách hàng. Cụ thể, hai nữ nhân viên đã thực hiện không đúng các quy định của Eximbank về trình tự, thủ tục lập ủy quyền, lập chứng từ cho khách hàng rút tiền gây thiệt hại cho Eximbank.