Xem toàn bộ ảnh
Cho đến tận thời ông John Key, phần lớn Thủ tướng của New Zealand đều phải trải qua một chặng đường dài trắc trở mới vươn lên nắm quyền. Ông Jim Bolger và bà Helen Clark đều từng ngồi ở Quốc hội 18 năm, đương kim Thủ tướng Bill English là 16 năm còn bà Ardern (chính giữa) chỉ mất 9 năm. (Ảnh: Instagram) |
Đáng nói là bà Ardern đã thành lập được một chính phủ liên minh chỉ sau gần 3 tháng dẫn dắt Công đảng. (Ảnh: Getty Images) |
Nữ Thủ tướng tương lai của New Zealand tên đầy đủ là Jacinda Kate Laurell Ardern, sinh ngày 26/7/1980 ở Hamilton, là con thứ hai trong gia đình có 2 con gái. Cha mẹ bà vốn kỳ vọng một cậu con trai và thậm chí định đặt tên là Seth Ardern. (Ảnh: Stuff) |
Bà trải qua thời thơ ấu ở 2 thị trấn nhỏ vùng Waikato là Murupara và Morrinsville. Cha bà (trong ảnh, cùng anh em song sinh của ông) là một cảnh sát và giờ vẫn là Cảnh sát trưởng ở Niue. (Ảnh: Instagram) |
Cô của bà, Marie Ardern (quàng khăn tím) tiết lộ, từ khi còn ở trường tiểu học, Jacinda đã biết bảo vệ chị gái khỏi bị bắt nạt. Theo bà, những gì Jacinda thể hiện ở Quốc hội, khi bảo vệ danh dự của “sếp” cũ Helen Clark, cũng giống như vậy. (Ảnh: Stuff) |
Thời học trung học, Jacinda là một học sinh gương mẫu. Trong ảnh là bà Jacinda chụp cùng các học sinh trường Mt Albert Grammar. (Ảnh: Instagram) |
Chính người cô Marie Ardern đã khuyến khích Jacinda đi theo con đường chính trị khi đăng ký cho “cô bé” tham gia tình nguyện cho chiến dịch tái tranh cử của Nghị sỹ đảng Lao động Harry Duynhoven năm 1999. Trong ảnh là bà Jacinda tại chiến dịch tranh cử của chính mình. (Ảnh: AP) |
Sau đó, bà Jacinda Ardern theo học Cử nhân nghiên cứu truyền thông, chuyên ngành chính trị và quan hệ công chúng tại trường Đại học Waikato. Học tại ngôi trường thuộc nhóm 1,1% các trường đại học hàng đầu thế giới (theo hệ thống đánh giá sao QS), vậy mà bà Jacinda Ardern đạt điểm A (điểm cao nhất) cho tất cả các bài kiểm tra và tốt nghiệp năm 2001. (Ảnh: Getty Images) |
Nhờ kinh nghiệm khi làm tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của ông Duynhoven, Jacinda (ngoài cùng bên phải) tiếp tục gắn bó với hoạt động của đảng Lao động và thậm chí trở thành Phó Chủ tịch nhóm thanh niên của đảng này năm 2005. (Ảnh: Stuff) |
Jacinda tích lũy kinh nghiệm từ vị trí làm thư ký cho Nghị sỹ Phil Goff (chính giữa trong ảnh) rồi dần vươn tới chức cố vấn cho cựu Thủ tướng Helen Clark. (Ảnh: Stuff) |
Bà cũng tự làm giàu vốn chính trị của mình khi tới Mỹ và Anh và từng làm việc 3 năm cho văn phòng nội các của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. (Ảnh: Stuff) |
Bà Jacinda Ardern được bầu vào Quốc hội New Zealand năm 28 tuổi, thành viên trẻ nhất cơ quan lập pháp nước này. Trong ảnh là bà Ardern tuyên thệ khi vào Quốc hội. (Ảnh: Stuff) |
Trong sự nghiệp làm nghị sỹ, bà cũng từng để thua một đối thủ không kém phần tài sắc là bà Kaye (hơn Jacinda Ardern 5 tháng tuổi) trong cuộc bỏ phiếu năm 2011. (Ảnh minh họa: Stuff) |
2017 là một năm nhảy vọt của Jacinda Ardern, khởi đầu bằng cuộc biểu tình của phụ nữ New Zealand phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump và tiếp theo là 2 chiến thắng bầu cử. (Ảnh minh họa: Stuff) |
Bà được bầu làm phó Chủ tịch đảng Lao Động. Trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của đảng này xuống dốc nghiêm trọng (còn 24%), lãnh đạo đảng Andrew Little (trong ảnh) từ chức và đề cử Jacinda Ardern thay thế ông. (Ảnh: Stuff) |
Bà đã lập tức giành được sự ủng hộ của nội bộ đảng. (Ảnh minh họa: AFP) |
Bà Jacinda Ardern bắt tay Thủ tướng Bill English trong một cuộc tranh luận trên truyền hình. (Ảnh: Getty Images) |
Ngay từ giây phút đầu tiên, tại cuộc họp báo lịch sử khi trở thành lãnh đạo đảng Lao động, Jacinda Ardern đã đặt mục tiêu cho chiến thắng lớn. (Ảnh: Stuff) |
“Tôi có mong tỷ lệ ủng hộ nhảy vọt không? Không. Nhưng tôi rất mong đảng Lao động tạo sự khác biệt và điều đó nghĩa là chiến thắng, giành lấy chiếc ghế Thủ tướng” - Jacinda Ardern quả quyết (Ảnh: Stuff). |