Chăn nuôi có phải nghề tà mạng?

Chánh mạng là mưu sinh bằng nghề nghiệp chân chính.

HỎI: Tôi là Phật tử, thấy xung quanh nhiều người nuôi sâu (làm mồi cho chim, cá cảnh) cũng đang cho nhiều lợi nhuận. Tôi có ý định nuôi sâu để bán nhằm cải thiện kinh tế gia đình trong hiện tại và nguyện với lòng mình là chỉ nuôi bán thôi chứ tuyệt đối không chính tay làm chết bọn chúng. Không biết nuôi sâu như vậy có phạm vào tội sát sinh hay phạm vào nghề tà mạng không? Tôi thấy nhiều chùa nuôi chó, như vậy có nên không, có phạm luật Phật cấm không?
(HOÀNG ANH, vouu1509@gmail.com;
KHÁNH TUẤN, makhanhtuan@yahoo.com)
Đức Phật đang thuyết pháp cho một người chăn bò.
Đức Phật đang thuyết pháp cho một người chăn bò. 
ĐÁP:
Bạn Hoàng Anh và Khánh Tuấn thân mến!
Đức Phật dạy, người Phật tử thực hành chánh mạng là mưu sinh bằng nghề nghiệp chân chính, không dính vào các nghề như buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu (ma túy).
Như thế, về căn bản, bạn có thể nuôi sâu để bán mà không phạm vào nghề tà mạng. Đối với giới không sát sanh cũng vậy, bạn “chỉ nuôi bán thôi chứ tuyệt đối không chính tay làm chết bọn chúng” nên bạn không phạm giới sát. Cũng giống như các Phật tử Ấn Độ xưa làm nghề chăn nuôi gia súc để bán và lấy sữa thì vẫn được Phật hóa độ, là Phật tử chân chính.
Tuy vậy, điều đáng lưu tâm là nghề chăn nuôi có liên quan và có thể tạo ra cộng nghiệp sát hại nên dù được phép làm nhưng người Phật tử phải thành tâm sám hối, tích cực tạo phước. Nhất là, khi kinh tế gia đình tạm ổn, nên chọn một nghề mưu sinh khác sẽ tốt hơn.
Vấn đề một số ít chùa nuôi chó, thiết nghĩ, có nhiều nhân duyên: Thấy tội mà nuôi (các con vật bị bỏ rơi), nuôi để giữ nhà, nuôi làm thú cưng v.v… Theo giới luật, người xuất gia sống độc cư hoặc du hành thì không nên cưu mang thêm thú vật, nhưng theo thực tiễn đời sống chùa chiền hiện nay, việc nuôi một số thú vật mà tôn trọng, thương yêu, chăm sóc đàng hoàng, trong chừng mực nào đó, có thể chấp nhận được.
Chúc các bạn tinh tấn!

Xứ sở Phật giáo “độc nhất vô nhị” châu Âu

(Kiến Thức) - Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chính và dân số chủ yếu là người gốc châu Á.

Có diện tích 76.000 km2 và dân số 300.000 người, Cộng hòa Kalmykia là một quốc gia tự trị nằm ở phía Nam Liên bang Nga, khu vực rìa Đông của châu Âu. Đây là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chính và dân số chủ yếu là người gốc châu Á. Ảnh: Ngôi chùa mang tên Bảy Ngày trên quảng trường Lenin ở trung tâm thủ đô Elista của Kalmykia.
Có diện tích 76.000 km2 và dân số 300.000 người, Cộng hòa Kalmykia là một quốc gia tự trị nằm ở phía Nam Liên bang Nga, khu vực rìa Đông của châu Âu. Đây là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chính và dân số chủ yếu là người gốc châu Á. Ảnh: Ngôi chùa mang tên Bảy Ngày trên quảng trường Lenin ở trung tâm thủ đô Elista của Kalmykia. 
Người Kalmykia có ngoại hình của người châu Á thuần chủng với mái tóc đen thẳng, da vàng, mắt đen và gò má cao.
 Người Kalmykia có ngoại hình của người châu Á thuần chủng với mái tóc đen thẳng, da vàng, mắt đen và gò má cao.

“Vùng đất mang dấu chân Phật”

Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á với tên gọi Burma, nhưng Myanmar chìm vào lãng quên như một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới gần nửa thập kỷ.

Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Với hơn 3.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất chỉ rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.
Chỉ khi quốc gia này mở cửa từ vài năm qua, lữ khách bàng hoàng nhận ra Myanmar vẫn còn nguyên vẹn hoang sơ như ngày xưa, khi người ta đặt cho nó cái tên “vùng đất bất tử”, “vùng đất vàng”, “vùng đất mang dấu chân Phật”...

Tin mới