Chàng trai giật mình khi đụng trúng “hòn đá đỏ” lẫn trong lớp rong biển

Bí mật của "hòn đá" kỳ lạ đó là gì?

Chàng trai giật mình khi đụng trúng “hòn đá đỏ” lẫn trong lớp rong biển

Một người đàn ông trong một lần đi dọc ven biển bắt ốc tình cờ tìm thấy một "hòn đá" kỳ lạ nằm lẫn trong đống rong rêu. "Hòn đá" có màu đỏ rực rỡ, rất bắt mắt. Trên thân nó còn có nhiều đường gân và chấm gai nổi rất rõ ràng.

Khi anh chàng lại gần, thấy nó chẳng khác gì những hòn đá bình thường, nhưng anh ta vẫn muốn nhặt lên xem xét. Nào ngờ, khi vừa đụng vào anh thấy rằng "hòn đá" đang cố chạy trốn mình. Một lần nữa, anh nhấc nó lên thì không khỏi giật mình, hóa ra "viên đá" này là một sinh vật biển.

Chang trai giat minh khi dung trung “hon da do” lan trong lop rong bien

"Viên đá" này hóa ra lại là một loại ốc có tên là ốc song kính chiếc ủng. (Ảnh: Kknews)

Lật mặt dưới của con vật này lên, anh chàng thấy thân của nó khá mềm mại, chân của nó vẫn đang tìm cách di chuyển dù đang bị giữ chặt. Chàng trai chưa bao giờ thấy một sinh vật nào giống như vậy nên anh đã chụp ảnh và đăng lên mạng nhờ mọi người giải đáp.

Cuối cùng, lai lịch của "hòn đá đỏ" cũng lộ diện. Nó được biết đến với tên gọi khoa học là Cryptochiton stelleri nghĩa là "ốc song kính được che giấu của Steller".

Tên của nó được đặt theo tên của Georg Wilhelm Steller, một nhà động vật học người Đức ở thế kỷ 18 cũng là người đã tìm ra loài sinh vật này. Ngoài ra, nó còn có tên gọi là "ốc song kính chiếc ủng" hay "miếng thịt di động" bởi vẻ ngoài đặc biệt của nó.

Ốc song kính chiếc ủng thường có màu đỏ, nâu và cam. Mặt dưới của nó có màu vàng hoặc cam và bao gồm một chân lớn tương tự các động vật thân mềm khác như ốc sên, với mang nằm trên một rãnh cạnh rìa ngoài của chân. Chúng thường bám trên đá và ăn tảo trên đó.

Chang trai giat minh khi dung trung “hon da do” lan trong lop rong bien-Hinh-2

Cận cảnh răng của ốc song kính chiếc ủng qua kính hiển vi điện tử. (Ảnh: Đại học Northwestern)

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, sở dĩ chúng làm được vậy là do răng của chúng chứa một loại khoáng chất quý hiếm chỉ có trong đá, mang tên santabarbaraite. Những chiếc răng được bao phủ bởi khoáng chất này và tạo thành loại răng cứng nhất được biết đến cho đến nay, vì vậy, chúng có thể dễ dàng cạo tảo khỏi đá.

Ốc song kính chiếc ủng sống dọc vùng ven biển nhiều đá gồ ghề ở Bắc Thái Bình Dương từ Trung California đến Alaska, qua quần đảo Aleut đến bán đảo Kamchatka và Nhật Bản. Các thổ dân châu Mỹ và người gốc Nga tại Đông Nam Alaska dùng chúng như một món ăn hải sản thường ngày.  

Tận mắt cò nhạn quý hiếm "đậu bến" Vườn chim Bạc Liêu

Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, tại Vườn xuất hiện khoảng 200 con cò nhạn (hay còn gọi là cò ốc) quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam về cư trú.

Tận mắt cò nhạn quý hiếm "đậu bến" Vườn chim Bạc Liêu
Tan mat co nhan quy hiem

Cò nhạn quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: TTXVN 

Qua quan sát, cò nhạn có trọng lượng từ 1 - 1,6 kg/con, chiều cao khoảng 50cm, chiều dài sải cánh hơn 1m. Theo các chuyên gia, loài cò nhạn nằm trong Sách đỏ Việt Nam ở mức nguy cấp, vì nguy cơ tuyệt chủng loài này rất cao.

Điều ít người biết về loài cò nhạn quý hiếm của VN

(Kiến Thức) - Loài cò nhạn là động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh. Chúng có thể sống ở các sinh cảnh khác nhau.

Điều ít người biết về loài cò nhạn quý hiếm của VN
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN
 Loài cò nhạn có tên khoa học là Anastomus oscitans, là một loài chim thuộc họ Hạc. Nó còn có tên gọi khác là cò ốc. Ảnh: wikimedia.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-2
 Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài vật sống định cư, có trọng lượng từ 1kg - 1,2kg. Ảnh: wikimedia.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-3
 Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt. Ảnh: birdwatchingvietnam.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-4
 Trên thế giới, cò nhạn phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan. Ảnh: birdwatchingvietnam.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-5
 Tại Việt Nam, cò nhạn chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh với số lượng không nhiều. Ảnh: baodienbienphu.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-6
 Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Ảnh: dulichlungngochoang.
Dieu it nguoi biet ve loai co nhan quy hiem cua VN-Hinh-7
 Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán. Ảnh: tinmoitruong.

Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã

Vạch trần loài ốc có độc gây tử vong, không thuốc giải

(Kiến Thức) - Ốc bùn răng cưa có chứa độc tố tetrodotoxin có thể gây tử vong cho người ăn phải nó. Các phương pháp nấu ốc nói chung còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Điều đáng nói là hiện  vẫn chưa có thuốc giải độc tố này.
 

Vạch trần loài ốc có độc gây tử vong, không thuốc giải
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai
 Ốc bùn răng cưa có tên khoa học là Nassarius papilosus. Đây là loại ốc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Ảnh: khoahoc.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-2
 Ốc bùn răng cưa sở hữu đặc điểm dễ nhận dạng là một cái đuôi mảnh dài khoảng 1cm và rộng khoảng 0,5cm, bằng kích thước của ngón tay cái. Ảnh: gocamthuc.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-3
 Bên cạnh đó, bề mặt vỏ của ốc bùn răng cưa thường có 1 đến 3 dải sọc màu nâu tím hoặc vàng đỏ. Ảnh: blogspot.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-4
 Ốc bùn răng cưa chứa độc tố tetrodotoxin - độc tố thần kinh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp cực nhanh. Ảnh: bestie.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-5
 Các phương pháp nấu ốc nói chung như xào, luộc không phá hủy cấu trúc của tetrodotoxin có trong ốc bùn răng cưa mà còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Ảnh: blogspot.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-6
 Ốc bùn răng cưa có hàm lượng độc tố thay đổi theo cá thể, có cá thể chứa lượng độc cực lớn. Ảnh: blogspot.
Vach tran loai oc co doc gay tu vong, khong thuoc giai-Hinh-7
 Tetrodotoxin độc hơn rất nhiều so với thạch tín, chỉ cần ăn khoảng 0,5mg cũng có thể gây tử vong. Ảnh: blogspot.

Mời quý vị xem video: Những bộ phận có độc của rau củ. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Tin mới