Chàng trai phát hiện ung thư máu từ hai triệu chứng rất thường gặp

Nam thanh niên 24 tuổi đi khám vì đau rát họng kéo dài, rất khó nuốt thức ăn, thường xuyên sốt nhẹ nhưng dùng kháng sinh, kháng viêm mãi không khỏi.

Chàng trai phát hiện ung thư máu từ hai triệu chứng rất thường gặp

Đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, anh này xin được chỉ định cắt amiđan.

Khám cho nam bệnh nhân, bác sĩ thấy niêm mạc họng của anh bị nề, nhưng không đỏ. Vùng họng mũi, khẩu cái mềm và lưỡi gà có những đám tụ máu, thanh quản nề mọng.

Dù amiđan không đỏ, không quá phát, không có giả mạc bám, nhưng kết quả xét nghiệm máu thấy số lượng giảm.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng nên cho sử dụng thuốc chống dị ứng và corticoid”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói.

Ba ngày đầu dùng thuốc, các biểu hiện đau họng và nuốt vướng của người bệnh giảm. Đến ngày thứ tư, các biểu hiện này lại tăng.

Sau khi đánh giá lại toàn trạng, thấy bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, da lạnh và trắng nên các bác sĩ đánh giá toàn diện bằng các xét nghiệm.

Kết quả, thầy thuốc phát hiện bệnh nhân có hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa đã gây ra các vùng phù nề một bên do nhiễm vi khuẩn cơ hội liên quan đến giảm số lượng bạch cầu.

Nam thanh niên được xét nghiệm chuyên sâu và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp - một bệnh lý ung thư máu.

Bệnh có thể gây tử vong trong vài tuần, triệu chứng sớm của bệnh là gì?

Theo PGS Đào, bệnh lý này do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh. Nếu không được điều trị, tế bào ung thư sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo và liên quan đến suy tủy xương tiến triển.

Bệnh bạch cầu cấp (gồm hai loại chính là dòng tuỷ và dòng lympho) tiến triển nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh được điều trị sớm và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.

Thông tin từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cho hay, theo các thống kê mới nhất của châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp trong cộng đồng hiện nay tăng cao so với thống kê của 10 năm trước; từ 3-5 người/100.000 dân đến 8-9 người/ 100.000 dân; và chiếm khoảng 5% tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi.

Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,5/1.

Do các tế bào ung thư có thể lan tràn đi rất xa trong cơ thể nên bệnh có thể gây ra hàng loạt triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

Với các bệnh nhân mắc bệnh lý bạch cầu cấp, các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là sốt kéo dài trên một tuần, sốt cao, thất thường và điều trị thuốc kháng sinh hay hạ sốt nhưng không hết.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng mệt mỏi, chán ăn, xanh xao… Một số còn có thể kèm theo vàng da.

Một số triệu chứng đi kèm, ít gặp khác như bụng to, cứng; viêm loét miệng hay vòm họng; khó thở, tim đập nhanh; nốt xuất huyết dưới da nhiều hay mảng bầm da nhiều…

Theo TS Huỳnh Văn Mẫn, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM, trong bệnh bạch cầu cấp, nhiều triệu chứng xuất hiện không những do sản xuất không đủ các loại tế bào máu bình thường trong tủy mà còn do các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể.

Khi bị giảm các tế bào máu, bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn. PGS Đào cho hay bệnh nhân ung thư máu có thể dễ bị viêm họng và đáp ứng kém với kháng sinh.

Đó là do chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (như vi khuẩn). Do đó, khi lượng bạch cầu bị giảm sút, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ.

Ngoài ra, việc cơ thể giảm các tế bào máu cũng được báo động đỏ bởi các biểu hiện của triệu chứng thiếu máu (do liên quan đến việc giảm số lượng hồng cầu) hay nguy cơ chảy máu (do liên quan đến tình trạng giảm số lượng tiểu cầu).

Ngắm nhan sắc mặn nữ MC thể thao trước thông tin ung thư máu

(Kiến Thức) - Thông tin MC thể thao Diệu Linh đang chiến đấu với căn bệnh ung thư máu giai đoạn 4 khiến khán giả xót xa.

Ngắm nhan sắc mặn nữ MC thể thao trước thông tin ung thư máu
Ngam nhan sac man nu MC the thao truoc thong tin ung thu mau
 Mới đây, nhiều diễn đàn trên mạng xã hội đồng loạt đăng tải thông tin MC thể thao Diệu Linh đang chiến đấu với căn bệnh ung thư máu giai đoạn 4 khiến khán giả không khỏi xót xa.

Mắc kẹt vì COVID-19, chàng trai ung thư được nhường vé để về nước

(Kiến Thức) - Trong lúc tuyệt vọng nhất, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mạng, chàng trai Lê Kim Nhân mắc bệnh ung thư may mắn được nhường vé để tiếp tục hành trình về nước gặp người thân.

Mắc kẹt vì COVID-19, chàng trai ung thư được nhường vé để về nước

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ câu chuyện về chàng trai Lê Kim Nhân (29 tuổi), quê ở Thừa Thiên Huế phát hiện mình bị ung thư máu giai đoạn cuối sau 3 tháng sang Slovakia xuất khẩu lao động.

Tại đây anh được chùa Phật Huệ ở Frankfurt đón về nhập viện điều trị. Tuy nhiên sau vài tháng hoá trị bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Thậm chí, còn nặng hơn vì bệnh đã vào giai đoạn cuối. 

Triệu chứng ung thư máu dễ nhầm với cảm cúm

Bệnh nhân ung thư máu có thể bị ho, đau ngực, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi kéo dài giống cảm lạnh hay cúm.

Triệu chứng ung thư máu dễ nhầm với cảm cúm

Ung thư máu được cho là căn bệnh gây ung thư nhiều thứ ba ở Vương quốc Anh, với ước tính khoảng 40.000 người được chẩn đoán hằng năm, 15.000 người chết. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về bệnh ung thư máu và các triệu chứng chưa đầy đủ.

Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bị ung thư hóa, nhân lên rất nhanh, ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường khác.

Bệnh ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em (30%). Nguy cơ mắc ung thư máu cũng tăng lên theo tuổi với gần 40% những người nhiễm bệnh từ 75 tuổi trở lên.

Bệnh ung thư máu được phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.

Sốt là một dấu hiệu của ung thư máu. Ảnh minh họa: The Well

Các loại ung thư máu

Có nhiều loại ung thư máu, nhưng thường được phân thành ba nhóm: Bệnh bạch cầu, ung thư hạch và ung thư tủy.

Bệnh bạch cầu là dạng ung thư ảnh hưởng đến các tế bào máu, đặc biệt là các tế bào bạch cầu và tủy. Những tế bào này thường sản sinh quá nhanh và không phát triển hoàn thiện. Điều đó làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

Ung thư hạch nhắm vào hệ thống bạch huyết, một phần của hệ miễn dịch. Khi đó, các tế bào lympho nhân lên quá mức dẫn tới quá tải, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Lympho phát triển trong nhiều bộ phận gồm hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách...

U tủy, thường được gọi là đa u tủy, ảnh hưởng đến tế bào plasma - nơi sản xuất ra các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng.

Triệu chứng

Bệnh có một số dấu hiệu cảnh báo, có thể bị nhầm với bệnh cúm hoặc cảm lạnh nặng. Đó là ho, đau ngực, sốt, ớn lạnh, thường xuyên nhiễm trùng, ngứa ngáy, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đổ mồ hôi đêm, suy nhược, mệt mỏi dai dẳng, hụt hơi, xuất hiện các hạch bạch huyết sưng nhưng không đau ở cổ, nách hoặc bẹn.

Điều quan trọng là bạn phải đi kiểm tra nếu lo lắng mình có nguy cơ bị ung thư máu.

Phương pháp điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư máu khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và sức khỏe hiện tại của bạn. Trong đó bao gồm hóa trị, cấy ghép tế bào gốc, liệu pháp miễn dịch và xạ trị, phẫu thuật.

An Yên (Theo Mirror)

Trieu chung ung thu mau de nham voi cam cum-Hinh-2

Dấu hiệu trên móng tay cảnh báo ung thư hiếm gặp

Vệt sẫm màu trên móng tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có u hắc tố dưới móng.

Tin mới