Châu Âu chia rẽ vì chất diệt cỏ bị nghi gây ung thư

Quyết định của Uỷ ban châu Âu về việc tiếp tục cho phép lưu hành trong 5 năm tới chất diệt cỏ glyphosate gây ra tranh cãi lớn trong nội bộ EU.

Châu Âu chia rẽ vì chất diệt cỏ bị nghi gây ung thư
Sau hơn 2 năm đàm phán căng thẳng, ngày 27/11, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành bỏ phiếu về đề xuất của Uỷ ban châu Âu, về việc tiếp tục gia hạn việc lưu hành chất diệt cỏ Glyphosate trong 5 năm tiếp theo.
Chau Au chia re vi chat diet co bi nghi gay ung thu
Người dân châu Âu biểu tình phản đối việc tiếp tục sử dụng chất diệt cỏ glyphosate. Ảnh: Reuters 
Kết quả, trong 28 nước bỏ phiếu, 18 nước ủng hộ đề xuất của Uỷ ban châu Âu, 9 nước chống và 1 nước không bỏ phiếu.
Từ nhiều năm qua, chủ đề về chất glyphosate đã gây ra các tranh luận gay gắt trong nội bộ nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu cũng như giữa các nước thành viên với nhau.
Glyphosate là hoá chất dùng để diệt cỏ trong nông nghiệp, được sản xuất bởi các tập đoàn hoá phẩm hàng đầu thế giới, như Monsanto, và hiện là chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc sử dụng glyphosate gây ra rất nhiều tranh cãi bởi có các nghiên cứu khoa học cho thấy chất này có thể gây hại đến sức khoẻ con người, đặc biệt là có thể gây ra các biến đổi gen hay gây ung thư.
Dù vậy, các tranh luận khoa học về kết quả thực nghiệm giữa phe phản đối glyphosate và các tập đoàn như Monsanto chưa từng đưa đến hồi kết do các bên công kích nhau về phương pháp kiểm nghiệm, thậm chí là tố cáo có sự gian lận.
Trước việc Uỷ ban châu Âu ra phán quyết cho lưu hành chất glyphosate thêm 5 năm nữa, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã lập tức tuyên bố, nước Pháp sẽ cấm sử dụng chất glyphosate trong chậm nhất là 3 năm tới, trong khi chờ đợi các nhà khoa học nước này tìm ra sản phẩm thay thế.
Bỉ, một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất chất glyphosate cũng đưa ra phản ứng cứng rắn. Bộ trưởng Môi trường vùng Wallonie của Bỉ, Carlo Di Antonio công kích Uỷ ban châu Âu đã bỏ qua mọi nguyên tắc cẩn trọng liên quan đến sức khoẻ con người và đầu hàng trước sức mạnh của các tập đoàn hoá phẩm.
Bộ trưởng Nông nghiệp Bỉ, Denis Ducarme thì cho biết Bỉ sẽ đệ trình lên Nghị viện châu Âu một đề xuất nhằm xem xét lại quyết định này và sẽ đấu tranh đến cùng nhằm chấm dứt việc sử dụng chất glyphosate.
Tại Đức, quyết định này cũng gây ra chia rẽ trong nội bộ chính phủ. Bộ trưởng Môi trường Đức là bà Barbara Hendricks nhận định, việc cấm glyphosate đúng ra phải được thực hiện dưới mọi hình thức và tuyên bố lấy làm tiếc trước việc Bộ trưởng Nông nghiệp Đức lại ủng hộ đề xuất của Uỷ ban châu Âu.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường châu Âu cũng lên án quyết định của Uỷ ban châu Âu, xem đây là quyết định đáng xấu hổ và bị tác động bởi các chiến dịch vận động hành lang khổng lồ từ các tập đoàn hoá phẩm, đặc biệt là Monsanto.
Tại châu Âu, từ tháng 3 năm nay, nhiều hãng thông tấn báo chí lớn, như tờ Le Monde của Pháp, đã đăng tải các bài điều tra nhiều kỳ dưới tên gọi “Monsanto Papers – Hồ sơ Monsanto”, dựa trên các tài liệu tư pháp rò rỉ trong các cuộc điều tra tại Mỹ cho thấy, trong nhiều năm trời, tập đoàn Monsanto đã tìm cách can thiệp vào các kiểm nghiệm khoa học nhằm duy trì việc lưu hành chất glyphosate trên thị trường.

Dính bê bối tình ái, những chính khách này tự đốt sự nghiệp thành tro

Đường công danh sự nghiệp đang rộng mở thênh thang, nhưng chỉ vì vướng phải bê bối tình ái ngoài luồng mà nhiều chính khách thế giới đã tự "đốt rụi" tiền đồ của chính mình.

Dính bê bối tình ái, những chính khách này tự đốt sự nghiệp thành tro
Năm 2016, vụ án Kim Đạo Minh gây chấn động dư luận Trung Quốc. Theo phán quyết của Tòa án nhân dân Trung cấp Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), Kim Đạo Minh đã lợi dụng các chức vụ Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây để trục lợi, nhận hối lộ 123,8 triệu nhân dân tệ (tương đương 433,3 tỷ VND ) từ đầu năm 2007 đến 2014. Ngoài ra, theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, ông này còn "thông gian với người khác". Được biết, ông Kim Đạo Minh có ít nhất 3 người tình, ngoài một người là nữ cán bộ có cỡ trong Thành ủy Tấn Trung tỉnh Sơn Tây (đã bị xử lý), hai người còn lại là cặp chị em Hồ Hân và Hồ Lỗi, là chủ doanh nghiệp. Kim Đạo Minh cuối cùng phải nhận mức án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân sung công.
Năm 2016, vụ án Kim Đạo Minh gây chấn động dư luận Trung Quốc. Theo phán quyết của Tòa án nhân dân Trung cấp Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), Kim Đạo Minh đã lợi dụng các chức vụ Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây để trục lợi, nhận hối lộ 123,8 triệu nhân dân tệ (tương đương 433,3 tỷ VND ) từ đầu năm 2007 đến 2014. Ngoài ra, theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, ông này còn "thông gian với người khác". Được biết, ông Kim Đạo Minh có ít nhất 3 người tình, ngoài một người là nữ cán bộ có cỡ trong Thành ủy Tấn Trung tỉnh Sơn Tây (đã bị xử lý), hai người còn lại là cặp chị em Hồ Hân và Hồ Lỗi, là chủ doanh nghiệp. Kim Đạo Minh cuối cùng phải nhận mức án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân sung công. 

Siêu thị Đan Mạch tá hỏa vì khách Trung Quốc

Nhiều siêu thị ở Đan Mạch đã phải hạn chế số hộp sữa bột trẻ em bán ra, để đối phó với tình trạng du khách Trung Quốc tìm cách vơ vét mặt hàng này.

Siêu thị Đan Mạch tá hỏa vì khách Trung Quốc
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn Arla Foods, một trong những công ty chuyên sản xuất sản phẩm sữa lớn nhất châu Âu, cho biết nhu cầu về hàng cao cấp của người dân Trung Quốc và tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm của Đan Mạch đã giúp hãng tăng gần gấp đôi doanh số bán sang Trung Quốc trong năm nay.

Bắt tài xế Uber nghi sát hại nhà ngoại giao Anh tại Lebanon

(Kiến Thức) - Cảnh sát Lebanon đã cho bắt giữ một nghi can là tài xế Uber trong vụ sát hại nữ nhân viên ngoại giao Anh ngay tại thủ đô Beirut, Lebanon.

Bắt tài xế Uber nghi sát hại nhà ngoại giao Anh tại Lebanon
Theo báo Daily Mail, liên quan đến vụ sát hại nữ nhân viên ngoại giao Anh Rebecca Dykes, cảnh sát Lebanon đã bắt giữ một người đàn ông có tên Tarek H, được cho là tài xế Uber, vào sáng ngày 18/12. Ảnh: Daily Mail.
 Theo báo Daily Mail, liên quan đến vụ sát hại nữ nhân viên ngoại giao Anh Rebecca Dykes, cảnh sát Lebanon đã bắt giữ một người đàn ông có tên Tarek H, được cho là tài xế Uber, vào sáng ngày 18/12. Ảnh: Daily Mail.
Hãng thông tấn NNA của Lebanon đưa tin, Tarek đã nhận tội giết người. Theo lời khai của Tarek, đối tượng này đã đón cô Dykes ở quận Gemmayzeh vào tối muộn hôm 15/12 khi cô rời khỏi câu lạc bộ đêm Demo (ảnh). Ảnh: Daily Mail.
Hãng thông tấn NNA của Lebanon đưa tin, Tarek đã nhận tội giết người. Theo lời khai của Tarek, đối tượng này đã đón cô Dykes ở quận Gemmayzeh vào tối muộn hôm 15/12 khi cô rời khỏi câu lạc bộ đêm Demo (ảnh). Ảnh: Daily Mail. 
Theo những gì Tarek khai báo, y định cưỡng hiếp nạn nhân, sau đó bóp cổ cô tới chết trước khi vứt xác cô gần đường cao tốc Metn (ảnh) ở ngoại ô thủ đô Beirut. Hiện, cảnh sát Lebanon đang điều tra liệu nữ cán bộ ngoại giao Anh có bị tấn công tình dục hay không. Dù vậy vẫn còn khá nhiều uẩn khúc xung quanh cái chết của Rebecca tại Lebanon. Ảnh: Daily Mail.
Theo những gì Tarek khai báo, y định cưỡng hiếp nạn nhân, sau đó bóp cổ cô tới chết trước khi vứt xác cô gần đường cao tốc Metn (ảnh) ở ngoại ô thủ đô Beirut. Hiện, cảnh sát Lebanon đang điều tra liệu nữ cán bộ ngoại giao Anh có bị tấn công tình dục hay không. Dù vậy vẫn còn khá nhiều uẩn khúc xung quanh cái chết của Rebecca tại Lebanon.  Ảnh: Daily Mail.
Được biết, cô Rebecca, 30 tuổi, bắt đầu làm việc cho chính phủ từ năm 2010. Từ tháng 1/2017, Rebecca làm việc tại Đại sứ quán Anh tại Beirut, Lebanon.
 Được biết, cô Rebecca, 30 tuổi, bắt đầu làm việc cho chính phủ từ năm 2010. Từ tháng 1/2017, Rebecca làm việc tại Đại sứ quán Anh tại Beirut, Lebanon.
Rebecca từng học tại ngôi trường Rugby danh giá tại Anh trong hai năm. Cô tốt nghiệp Đại học Manchester vào năm 2008. Ảnh: Daily Star.
 Rebecca từng học tại ngôi trường Rugby danh giá tại Anh trong hai năm. Cô tốt nghiệp Đại học Manchester vào năm 2008. Ảnh: Daily Star.
Cô có thời gian hoạt động tại Iraq với tư cách một nhà nghiên cứu trước khi tới Libya làm việc với vai trò là một nhà quản lý chính sách. Ảnh: The Guardian.
 Cô có thời gian hoạt động tại Iraq với tư cách một nhà nghiên cứu trước khi tới Libya làm việc với vai trò là một nhà quản lý chính sách. Ảnh: The Guardian.
Rebecca Dykes cũng từng ở Hong Kong 4 năm để dạy tiếng Anh cho các bạn thanh thiếu niên, từng làm giám sát nhân quyền, dịch tài liệu từ tiếng Trung sang Anh,...Ảnh: Heavy.
 Rebecca Dykes cũng từng ở Hong Kong 4 năm để dạy tiếng Anh cho các bạn thanh thiếu niên, từng làm giám sát nhân quyền, dịch tài liệu từ tiếng Trung sang Anh,...Ảnh: Heavy.
Trước khi bị sát hại, nữ nhân viên ngoại giao 30 tuổi này đã lên kế hoạch trở về nhà vào dịp lễ Giáng sinh năm nay. Cái chết của Rebecca là cú sốc lớn đối với những gia đình, người thân và bạn bè của cô. Ảnh: Daily Star.
Trước khi bị sát hại, nữ nhân viên ngoại giao 30 tuổi này đã lên kế hoạch trở về nhà vào dịp lễ Giáng sinh năm nay. Cái chết của Rebecca là cú sốc lớn đối với những gia đình, người thân và bạn bè của cô. Ảnh: Daily Star.

Tin mới