Châu Âu sắp chuyển sang dùng giấy phép lái xe điện tử
Giấy phép lái xe điện tử sẽ trở thành loại mặc định tại châu Âu, tuy nhiên tài xế vẫn có quyền yêu cầu giấy phép lái xe vật lý nếu họ muốn.
Thảo Nguyễn
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra một số đề xuất tập trung vào hoạt động lái xe, bao gồm việc sử dụng giấy phép lái xe kỹ thuật số. Theo EC, việc sử dụng giấy phép lái xe điện tử sẽ đơn giản hóa việc nhận diện giấy phép lái xe giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho việc thay thế, gia hạn hoặc đổi giấy phép lái xe trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Châu Âu sắp chuyển sang dùng giấy phép lái xe điện tử.
Việc chuyển đổi sang giấy phép lái xe điện tử còn giúp cho khách du lịch nước ngoài dễ dàng hơn trong việc điều khiển phương tiện tại châu Âu. Hiện tại, người nước ngoài phải học và thi giấy phép lái xe của châu Âu, bất kể kinh nghiệm lái xe trước đây của họ như thế nào.
EC cũng đề xuất ban hành một số quy định mới nhằm thắt chặt hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Một thống kê cho thấy khoảng 40% vụ vi phạm giao thông xuyên biên giới châu Âu xảy ra trong năm 2019 không bị xử phạt do các hạn chế về công nghệ. Việc sử dụng giấy phép lái xe điện tử và thống nhất cơ sở dữ liệu sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy cập vào hệ thống dữ liệu giao thông của các quốc gia với nhau.
EC cũng đề xuất ban hành một số quy định mới nhằm thắt chặt hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe. Trong đó, các bài kiểm tra sẽ được cập nhật để đánh giá kiến thức và kỹ năng liên quan tới các hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến (ADAS) và các công nghệ tự động khác.
Giấy phép lái xe điện tử sẽ trở thành loại mặc định tại châu Âu, tuy nhiên tài xế vẫn có quyền yêu cầu giấy phép lái xe vật lý nếu họ muốn.
Việc chuyển đổi từ giấy phép lái xe vật lý sang điện tử cần sự thống nhất về quy định giữa các quốc gia tại EU, cơ sở dữ liệu cần được đồng bộ hóa và bảo đảm tính bảo mật. EC đề xuất giấy phép lái xe điện tử sẽ là loại mặc định sau một thời gian chuyển đổi. Tuy nhiên, giấy phép lái xe truyền thống sẽ không biến mất ngay, vì EC cho biết tài xế vẫn có thể được cấp bản cứng nếu họ muốn.
Gần 15.000 bằng lái hết hạn trong đợt giãn cách xã hội
(Kiến Thức) - Ước tính đến nay, đã có khoảng 15.000 Giấy phép lái xe (GPLX) đã hết hạn, nhưng chưa được đổi kịp thời do các địa phương đang trong thời gian giãn cách xã hội và không làm thủ tục trực tiếp.
Trong thời gian nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tài xế tham gia hoạt động vận tải lo lắng vì Giấy phép lái xe hết hạn theo quy định nhưng vẫn chưa thể thực hiện cấp đổi do đang giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19. Ước tính đến nay có khoảng 15.000 GPLX đã hết hạn nhưng chưa được đổi kịp thời do các địa phương đang giãn cách xã hội.
Bằng lái xe hết hạn được gia hạn một tháng vì giãn cách xã hội
(Kiến Thức) - Giấy phép lái xe (GPLX) của tài xế khi đã quá hạn tại các địa phương do giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sẽ được gia hạn thêm 1 tháng để thực hiện cấp, đổi lại.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thời gian qua, việc đăng ký dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4 đổi giấy phép lái xe (GPLX) trên cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng một phần nhu cầu đổi và cấp lại GPLX của người dân. Tuy nhiên, kể từ khi một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội đến nay, vẫn còn gần 15.000 GPLX quá thời hạn cấp đổi.
Bị giữ Giấy phép lái xe, không nộp phạt đúng hẹn xử lý ra sao?
Quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị giữ sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt với hành vi không có Giấy phép lái xe (GPLX) là bao nhiêu?
Khi vi phạm giao thông và bị tạm giữ Giấy phép lái xe (GPLX), nhiều người điều khiển phương tiện chủ quan, không nộp phạt đúng hạn để lấy bằng lái về. Vậy, trong tình huống quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ, người điều khiển phương tiện sẽ xử lý ra sao?
Bị giữ GPLX nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải xác minh thêm. Việc tạm giữ GPLX phải được lập thành 2 biên bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:
"1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”
Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:
- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).
Những trường hợp bị giữ GPLX thì sẽ không được làm lại GPLX mới.